Trang chủBỆNH CƠ XƯƠNG KHỚPLoãng xương- Nguy cơ tiềm ẩn ở phụ nữ mãn kinh

Loãng xương- Nguy cơ tiềm ẩn ở phụ nữ mãn kinh

Loãng xương ở tuổi mãn kinh là tình trạng thường gặp ở hầu hết phụ nữ. Việc phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời phối hợp với một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và làm việc đúng mức là rất cần thiết nhằm tránh những biến chứng của loãng xương cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài sự trẻ trung và tuổi thọ cho mỗi người.

1.Loãng xương là gì?

-Loãng xương là một bệnh lý của xương, đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương kèm theo hư biến cấu trúc của xương, dẫn đến tăng tính dễ gãy của xương.

-Loãng xương được chia làm 2 loại là:

+Loãng xương nguyên phát chia thành 2 typ: Loãng xương sau mãn kinh (typ 1) và loãng xương tuổi già (typ 2).

+Loãng xương thứ phát: do một số bệnh lý như cường vỏ thượng thận, cường cận giáp, cường giáp trạng, bất động dài ngày…hoặc do một số thuốc gây nên như điều trị corticoid hoặc heparin kéo dài.

2.Tại sao phụ nữ sau mãn kinh hay bị loãng xương?

Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ đã mãn kinh vài năm, khoảng từ 50-60 tuổi. Nguyên nhân chính của loãng xương sau mãn kinh là do sự thiếu hụt hormon estrogen. Khi lượng Estrogen giảm làm xương mất nhanh hơn. Thực tế là trong vòng 5 năm đầu tiên sau mãn kinh, một số phụ nữ có thể mất tới 25% trọng lượng xương của cơ thể. Khi tình trạng mất xương trầm trọng sẽ làm cho xương yếu và giòn, vì vậy mà xương trở nên dễ gãy hơn bình thường.

Ngoài ra có thể do một số nguyên nhân khác như chế độ ăn uống, chế độ luyện tấp, sử dụng thuốc, mắc bệnh mạn tính…

3.Loãng xương có những triệu chứng gì?

Thông thường loãng xương xảy ra trong rất nhiều năm. Ở giai đoạn sớm khi bị loãng xương, người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, có thể thấy chân tay tê mỏi, cảm giác buồn buồn trong xương. Ở giai đoạn sau có thể thấy đau ở những vùng xương chịu áp lực của trọng lượng cơ thể khi đứng hoặc ngồi lâu như: xương gót, xương chậu, cột sống thắt lưng, cột sống cổ…hoặc giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân không biết mình bị loãng xương cho đến khi xương trở nên yếu đi và dễ gẫy khi gặp một chấn thương nhỏ như trẹo chân, va đập hay té ngã.

Vì vậy, chị em phụ nữ nói chung đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh cần có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để phòng ngừa loãng xương và nên đi thăm khám định kỳ để phát hiện sớm tình trạng loãng xương để có phương pháp điều trị kịp thời.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT