Trang chủBệnh truyền nhiễmBệnh dại có thực sự nguy hiểm?

Bệnh dại có thực sự nguy hiểm?

Bệnh dại là một loại virus có thể phòng ngừa được, Vi rút dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus. Một khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện, bệnh dại hầu như gây tử vong 100%. Theo tổ chức y tế thể giới, trong tất cả các trường hợp có tới 99% nguyên nhân là từ cho nhà truyền bệnh dại sang người. tuy nhiên, bệnh dại có thể ảnh hưởng đến cả động vật hoang dã. Nó lây lan sang người và động vật qua vết cắn hoặc vết trầy xước, thường là qua nước bọt.

Bệnh dại khi lên cơn thì không thể chữa được

Bệnh dại có thực sự nguy hiểm?

1.Khi bị nhiễm dại sẽ thế nào?

Thời gian ủ bệnh dại thường từ 2-3 tháng nhưng có thể thay đối từ 1 tuần đến 1 năm, tuy thuộc vào các yếu tố như vị trí xâm nhập của virus và tải lượng virus. Các triệu chứng ban đầu của bệnh dại bao gồm sốt với đau và ngứa ran bất thường hoặc không giải thích được, chính hoặc cảm giác nống rát tại vị trí vết thương. Khi virus lây lan sang hệ thống thần kinh trung ương, viêm não và tùy sống tiến triển và gây tử vong.

2.Các triệu chứng hay gặp:

  • Sốt
  • Sợ nước
  • Kích động
  • Nhầm lẫn
  • Tiết nước bọt quá mức
  • Loạn thần: ảo giác, hoang tưởng
  • Khó ngủ
  • Co giật
  • Mê sảng, hôn mê

3.Virus dại lây nhiễm như thế nào?

Virus dại lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp ( như qua da bị tổn thương hoặc qua niêm mạc mắt, mũi hoặc miệng) với nước bọt hoặc mô não/ hệ thần kinh từ động vật bị nhiễm bệnh.

Mọi người thường bị bệnh dại từ vết cắn của động vật dại. Cũng có thể, nhưng hiếm khi bị lây nhiễm khi không cắn, có thể bao gồm vết trầy xước, vết thương tiếp xúc với nước bọt hoặc máu, nước tiểu hoặc phân của động vật dại. Lây nhiễm dại từ vết cắn của người bị dại về mặt lý thuyết có thể xảy ra nhưng hiện nay vẫn chưa ghi nhận một trường hợp não. Tiếp xúc thông thường, chẳng hạn như chạm vào người bị bệnh dại hoặc tiếp xúc chất lỏng hoặc mô không nhiễm trùng (nước tiểu, phân, máu), không liên quan đến nguy cơ lây dại. Virus bệnh dại trở nên không truyền nhiễm khi khô và khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Các điều kiện môi trường khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ virus trở nên không hoạt động, nhưng nói chung, nếu chất dãi chứa virus bị khô sẽ không truyền nhiễm.

https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/03/01/13/benh-dai-va-cach-phong-tranh-benh-dai-1.jpg

Bệnh dại có thực sự nguy hiểm?

Khi bị tiếp xúc với dịch tiết của động vật nghi ngờ dại bạn nên làm gi?

  • Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.
  • – Không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương. Trường hợp bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng/bỏ mũi sau khi đã tiêm phòng bế huyết thanh kháng dại vào tất cả các vết thương.
  • – Tùy trường hợp cụ thể có thể sử dụng kháng sinh và tiêm phòng uốn ván
  • Sau đó tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của việc tiếp xúc với động vật bị nghi ngờ mắc bệnh dại, mà nên sử đụng các dự phòng sau đây:
Các trường hợp tiếp xúc với động vật nghi nhờ dại Các biện phát cần làm
Chạm hoặc cho ăn, động vật liếm trên da lành Rửa bề mặt da tiếp xúc, không cần tiêm phòng
Động vật gặm vào da không che, vết trầy xước nhỏ hoặc trầy xước mà không chảy máu Rửa vết thương và tiêm phòng ngay lập tức
Vết cắn hoặc vết trầy xước có môt hoặc nhiều vết, nhiễm bẩn màng nhầy hoặc da bị thương rộng với nước bọt, tiếp xuc với dơi Rửa vết thương, tiêm phòng ngay lập tức và tiêm miễn dịch bệnh dại
  • Sau khi bị phơi nhiễm, trong trương hợp phải tiêm phòng thì cần theo dõi động vật nghi ngờ trong vòng 10 ngày, hoặc khi có kết quả ân tính, nếu có bằng chứng không bị nhiếm hoặc động vật đó sống khỏe mạnh sau 10 ngày thì được xem như không mang mầm bệnh có thể dừng việc tiêm phòng tại thời điểm đó.

4.Tiêm phòng thế nàocho đúng và hiệu quả?

  • Áp dụng 1 trong 2 phác đồ tiêm vắc xin phòng dại bằng phác đồ tiêm bắp hoặc phác đồ tiêm trong da; mũi đầu tiên tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị phơi nhiễm cho người chưa tiêm dư phòng trước đó.

Phác đồ tiêm bắp:

• Chỉ định tiêm: tất cả mọi người (không có chống chỉ định)

• Kỹ thuật tiêm: tiêm bắp, người lớn tiêm ở vùng cơ delta cánh tay. Trẻ nhỏ tiêm ở mặt trước ngoài đùi.

• Liều lượng: 0,5 ml/liều (đối với văc xin dại tế bào vero như verorab, Abhayrab) và 1ml/liều (đối với văc xin dại tế bào phôi gà tinh khiết như Rabipur)

• Phác đồ tiêm: tiêm 5 liều vào ngày 0 (ngày tiêm mũi đầu tiên), ngày 3, ngày 7, ngày 14 và ngày 28 (tính từ mũi tiêm thứ nhất). Người lớn và trẻ em tiêm liều lượng như nhau

Phác đồ tiêm trong da:

• Chỉ định tiêm: tất cả mọi người đều tiêm được (không có chống chỉ định)

• Kỹ thuật tiêm: tiêm trong da.

• Liều lượng: liều tiêm là 0,1 ml/mũi, tiêm 8 mũi vào các ngày: ngày 0, ngày 3, ngày 7 và ngày 28, mỗi ngày 2 mũi trong da ở mặt trên ngoài cánh tay 2 bên. Người lớn và trẻ em tiêm như nhau.

  • Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3.
  • Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0,3,7,14,28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

Bệnh dại là một bệnh lây nhiễm nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh là 100%, nhưng lại là bệnh có thể dự phòng được phòng các tiêm phòng vacxin dại.

BS Mai

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT