Trang chủSỨC KHỎE TỔNG QUÁTBệnh tiêu hóaDấu hiệu nhận biết bệnh lỵ trực khuẩn

Dấu hiệu nhận biết bệnh lỵ trực khuẩn

Thời tiết mùa hè nóng nực như hiện nay chính là điều kiện thuận lợi xuất hiện các bệnh ở đường tiêu hóa. Trong đó, một trong những bệnh thường gặp nhất là ly trực khuẩn.

  1. Bệnh lỵ trực khuẩn là gì?

Bệnh lỵ trực khuẩn hay còn gọi là lỵ trực trùng, đây là một bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do trực khuẩn gram âm Shigella gây nên.

Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa thông qua nguồn thực phẩm, nguồn nước, qua bàn tay bị nhiễm mầm bệnh hoặc qua ruồi nhặng. Ruồi, nhặng là các trung gian truyền bệnh đóng vai trò quan trọng, bởi vì vào mùa hè ruồi nhặng phát triển nhiều nên nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao.

  1. Đối tượng nào thường mắc phải lỵ trực khuẩn

Mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh lỵ trực khuẩn, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em ở độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi và khu vực dễ bị truyền nhiễm nhất là ở các trường mầm non, trường tiểu học hoặc các nơi giữ trẻ tư nhân không đảm bảo vệ sinh.

2. Dấu hiệu nhân biết bệnh lỵ trực khuẩn

Thời gian ủ bệnh của bệnh lỵ thường từ 1 – 7 ngày, sau đó sẽ phát bệnh một cách đột ngột, với 2 hội chứng:

-Hội chứng nhiễm khuẩn gồm các triệu chứng: sốt cao 38 – 39 độ C, rét run, nhức đầu, mệt mỏi, đau lưng, đau khớp, ở trẻ em có thể có cơn co giật, chán ăn, khát nước, đắng miệng, buồn nôn hoặc nôn.

– Hội chứng lỵ. gồm các triệu chứng:

+ Đau quặn bụng từng cơn, dọc theo khung ruột già, mỗi lần đau lại kích thích đi tiêu, đi xong hết đau.            ‘

+ Mót rặn nhiều, ngày càng tăng, đau thót vùng ruột già; ở người già, suy kiệt có thể dẫn đến sa trực tràng.

+ Phân có chất nhầy, máu, 10-40 lần/ngày, lượng phân ngày càng ít đi.

Trẻ em từ 1 – 4 tuổi thường có sốt cao kèm theo co giật, có biểu hiện thần kinh như li bì, lơ mơ, đau đầu, cổ cứng.

Bạn cần đi khám hoặc đưa trẻ nhập viện nếu bạn hoặc trẻ tiêu chảy ra máu, tiêu chảy cùng lúc với mất nước, sụt cân và sốt 38 độ C trở lên để có phương pháp điều trị kịp thời, giúp tránh các biến chứng lỵ trực khuẩn khó lường.

3. Các biện pháp phòng bệnh lỵ trực khuẩn

Để phòng tránh bệnh lỵ trực khuẩn chúng ta cần:

  • Biện pháp quan trọng nhất để phòng bệnh đó là cần phát hiện sớm, sau đó cách ly để điều trị bệnh nhân lỵ cấp.
  • Cần bảo vệ người chưa bị nhiễm bệnh ít nhất 7 ngày sau khi tiếp xúc với bệnh nhân bị lỵ trực khuẩn.
  • Đảm bảo việc thực hiện chế độ ăn uống hợp vệ sinh.
  • Thực hiện rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với các đồ vật để phòng bệnh lỵ trực khuẩn.
  • Áp dụng biện pháp xử lý chất thải của bệnh nhân bằng vôi sống 20%, nước vôi 10%. Đồ dùng, quần áo bệnh nhân phải được sát trùng hoặc ngâm Cloramin B 2%.
  • Tích cực diệt các loài côn trùng như: ruồi, gián, nhặng…
RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT