Trang chủBệnh truyền nhiễmNhững sai lầm khi trẻ bị tay chân miệng

Những sai lầm khi trẻ bị tay chân miệng

Những sai lầm khi trẻ bị tay chân miệng

Tay chân miệng là một trong những dịch bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, có khả năng gây biến chứng nguy hiểm và thường tăng cao vào tháng 4 – 5 hàng năm. Do đó, việc phát hiện các triệu chứng bệnh và ngăn chặn dịch trở nên cấp thiết vào khoảng thời gian này.

Một số lí do có thể làm bệnh trở lên nghiêm trọng như sau

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng dễ nhầm lẫn

Hầu hết các trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng đều ở thể nhẹ và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh đang ngày càng gia tăng mức độ nguy hiểm, đặc biệt có những trẻ phải nhập viện ở giai đoạn nặng có biến chứng cao huyết áp, thở nhanh.

Trong một số trường hợp, biểu hiện của tay chân miệng dễ nhầm lẫn khiến cha mẹ nhận biết muộn. Theo đó, khi trẻ có biểu hiện sốt, chảy nước bọt, nguyên nhân là trẻ bị loét miệng không nuốt được thì phụ huynh lại nhầm lẫn với biểu hiện của việc mọc răng. Trẻ bị nổi ban vùng kín, vùng mông thường hiểu lầm con bị hăm tã (do trẻ mặc tã thường xuyên, tái đi tái lại lần).

Bệnh thường tấn công trẻ có sức đề kháng yếu

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm virus và mắc bệnh cao hơn vì hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn.

Ngoài ra, trẻ cũng là đối tượng hay đưa tay, đồ chơi vào miệng, khiến virus dễ xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết. Bệnh phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc. Chính vì lẽ đó nếu trẻ có sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh và có thể có nguy cơ biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện muộn, chăm sóc không đúng.

Bệnh tay chân miệng không có thuốc đặc trị

Bệnh tay chân miệng hiện chưa có thuốc phòng chống virus hoặc các loại vaccine đặc hiệu để phòng ngừa. Các biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc bệnh nhân như: thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao.

Có trẻ mắc tay chân miệng không có triệu chứng của bệnh

có một số trường hợp không điển hình và triệu chứng không rõ ràng, chỉ có loét miệng, hoặc không rõ dạng bóng nước, chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban. Điều này khiến người thân nhầm lẫn với các bệnh khác và thường chỉ phát hiện khi bệnh đã biến chứng nặng.

Khi trẻ bị tay chân miệng một số điều sai lầm trong chăm sóc trẻ là điều kiện thuận lợi để bệnh lâu khỏi hoặc có những diễn biến nặng hơn. Sau đây là một số chú ý

  1. Trẻ bị tay chân miệng không được cách ly với trường lớp

Khi trẻ bị tay chân miệng cha mẹ nên có bé nghỉ học ở nhà để giảm thiểu lây lan bệnh cũng như giảm được các nhiễm khuẩn khác từ môi trường xung quanh trẻ và việc chăm sóc tổn thương cũng dễ dàng hơn

  • vệ sinh răng miệng không đúng cách: Trẻ em bị tay – chân – miệng thường bị những vết loét bên trong miệng nên việc vệ sinh và chăm sóc là điều cần thiết. Tuy nhiên, chăm sóc không đúng cách có thể có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
  • kiêng quá mức cho trẻ
  • lạm dụng thuốc điều trị
  • ủ ấm khi bị sốt: Nhiều bậc cha mẹ thường có xu hướng ủ ấm cho trẻ quá mức với hi vọng trẻ toát mồ hôi sẽ hạ nhiệt. Tuy nhiên đây là việc làm rất sai lầm, không những không giúp trẻ hạ sốt, bớt bệnh mà còn làm tình trạng bệnh nặng hơn
  • tự ý truyền dịch tại nhà: nguy cơ sốc phản vệ, nhiễm khuẩn, nếu trẻ còn bù nước bằng đường uống được thì cha mẹ không nên cho trẻ truyền dịch và nếu cần thiết thì bắt buộc phải đến cơ sở y tế.
RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT