Trang chủDấu hiệuDấu hiệu nhận biết thiếu máu cơ tim thầm lặng

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu cơ tim thầm lặng

Bệnh thiếu máu cơ tim là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp với đặc trưng là những cơn đau thắt vùng ngực. Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tim mạch và tuổi thọ của nhiều người, song không ít người bệnh vẫn chủ quan trong việc điều trị, chăm sóc.

Có đến 45% người đau tim nhưng không hề hay biết mình bị thiếu máu cơ tim, vì không có triệu chứng đau. Sự nguy hiểm của thiếu máu cơ tim thầm lặng là sự tiến triển của bệnh trong im lặng gây tổn thương cơ tim ở vùng tim bị thiếu máu và tăng nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị tích cực bệnh có thể làm giảm thiểu rủi ro tim mạch

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu cơ tim thầm lặng

Dấu vết của thiếu máu cơ tim thầm lặng dễ dàng nhận thấy trên điện tâm đồ (ECG) hoặc siêu âm tim, nhưng lại rất khó để người bệnh tự nhận ra mình đang mắc kẹt trong tình trạng này. Bởi thiếu máu tim trong im lặng không có triệu chứng đau thắt ngực.

Mặc dù vậy, thiếu máu cơ tim thầm lặng không có nghĩa là nó hoàn toàn “im lặng”. Chỉ là do dấu hiệu cảnh báo của cơ thể về căn bệnh này quá mờ nhạt nên thường bị  bỏ qua.

Chẳng hạn như người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, kiệt sức thì thường đổ lỗi cho tuổi tác, do làm việc quá sức hay mất ngủ. Các triệu chứng chỉ điểm khác lại dễ nhầm lẫn với các bệnh không liên quan đến tim mạch.

Vì vậy, cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh thiếu máu tim thầm lặng, người bệnh cần lắng nghe tín hiệu sức khỏe từ cơ thể mình. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cũng có thể nghi ngờ mình bị thiếu máu cơ tim thầm lặng:

– Người đột nhiên cảm thấy yếu đi, mệt mỏi, uể oải.

– Cảm thấy khó chịu ở ngực, ngực như có vật nặng đè ép. Triệu chứng này thường kéo dài vài phút, có thể biến mất hoàn toàn hoặc trở lại sau đó.

– Khó chịu ở các vùng trên của cơ thể, chẳng hạn như đau một hoặc cả hai cánh tay, lưng, cổ hoặc đau hàm. Một số người có thể nhầm lẫn cảm giác khó chịu ở cổ, ngực với trào ngược dạ dày, khó tiêu và ợ nóng.

– Khó thở trước khi cảm thấy khó chịu ở ngực hoặc cùng lúc.

– Có cảm giác buồn nôn hoặc choáng váng, đổ mồ hôi lạnh ở vùng đầu cổ

Khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào kể trên, đừng gạt chúng sang một bên, ngay cả khi bạn không nghĩ chúng nghiêm trọng. Việc đến bệnh viện kiểm tra luôn có lợi để tránh những rủi ro nguy hiểm do thiếu máu cơ tim thầm lặng gây ra.

Một phương pháp khác là xét nghiệm máu tìm troponin T, một loại protein được giải phóng bởi các tế bào cơ tim bị tổn thương. Xét nghiệm này thường được sử dụng trong các khoa cấp cứu cho bệnh nhân có triệu chứng đau tim.

Điều trị thiếu máu cơ tim thầm lặng như thế nào?

Bác sĩ có thể cho bạn dùng aspirin, thuốc chống đông máu hoặc các chất làm loãng máu khác để cải thiện lượng máu qua tim và ngăn ngừa cục máu đông. Bạn cũng có thể được kê đơn thuốc giảm đau, thuốc giảm nhịp tim, giãn mạch để giảm gánh nặng cho tim. Ngoài ra, bạn còn có thể được dùng các thuốc giảm cholesterol máu, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, thuốc hạ huyết áp – nếu mắc những căn bệnh này.

Hầu hết bệnh nhân đáp ứng tốt với các loại thuốc điều trị này. Những trường hợp không đáp ứng tốt có thể cần can thiệp nong mạch đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT