Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây nên. Người bị bệnh là do một loại muỗi vằn ( muỗi Aedes aegypti) đốt truyền từ người bệnh sang người lành.
1. Chẩn đoán sốt xuất huyết
– Sốt cao đột ngột, kéo dài 2-7 ngày.
– Những biểu hiện xuất huyết : kể cả dấu hiêu dây thắt dương tính và bất kỳ dấu hiệu nào sau đây :
+ Điểm xuất huyết , ban xuất huyết, vết bầm máu.
+ Chảy máu cam, chảy máu chân răng.
+ Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu.
– Gan to, tuy nhiên hội chứng gan to không phải là một hội chứng thường gặp.
– Sốc : biều hiện bằng mạch nhanh yếu và kẹt huyết áp động mạch ( < 20mmHg) hoặc huyết áp thấp kèm theo nổi da gà, lạnh và li bì, vật vã.
* Cách tiến hành nghiệm pháp dây thắt :
– Đo huyết áp ở cánh tay.
– Giữ băng đo huyết áp ở áp lực trung bình ( trung bình cộng của huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu ) trong 5-7 phút.
– Hạ thật nhanh hơi trong băng huyết áp , đợi cho màu da phía dưới băng đo huyết áp trở về bình thường.
– Tìm chấm xuất huyết ở mặt trước cánh tay, chỗ nếp gấp cẳng tay – cánh tay trên một diện tích da là 1cm2.
– Đọc kết quả : + Dưới 5 chấm xuất huyết : dấu hiệu dây thắt (-)
+ Từ 5 chấm xuất huyết trở lên : dấu hiệu dây thắt ( + )
2. Phân độ xuất huyết
* Độ 1 :
– Sốt cao
– Biểu hiện xuất huyết : dấu hiệu dây thắt dương tính ( + )
– Tăng thẩm thấu trong mao mạch nhẹ.
– Tiểu cầu giảm nhẹ
* Độ 2
– Như độ 1 , kèm theo :
– Xuất huyết dưới da và các biểu hiện xuất huyết tự phát khác
– Thoát huyết tương nhẹ
– Tiểu cầu giảm nhẹ
* Độ 3
– Mạch nhanh và yếu, huyết áp kẹt và tụt, da lạnh tái, vật vã.
– Chảy máu bất thường , ồ ạt.
– Thoát huyết tương gây choáng
– Tiểu cầu giảm nhiều .
– Tăng thể tích hồng cầu.
* Độ 4
– Thân nhiệt tăng đột ngột , huyết áp không đo được, mạch không bắt được.
– Choáng mất máu.
– Đông máu lòng mạch.
3. Điều trị sốt xuất huyết theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền xếp bệnh sốt xuất huyết vào ôn bệnh và ôn dịch ( ôn bệnh vì có tính chất lây lan thành dịch ) . Nhiệt tà tác động vào dinh , vệ , khí huyết.
Qua nhiều năm , thuốc y học cổ truyền có khả năng điều trị tốt bệnh sốt xuất huyết độ 1, độ 2 ).
Pháp trị : Thanh nhiệt , lương huyết , giải độc, nâng cao thể trạng.
Nguyên tắc điều trị chung :
– Uống thuốc cổ truyền .
– Kết hợp , ăn nhẹ dễ tiêu.
* Bài thuốc 1 :
Lá cúc tần : 12g ( hạ sốt )
Cỏ mực ( nhọ nồi ) : 16g ( cầm máu )
Mã đề : 16g ( lợi tiểu )
Trắc bách diệp( sao đen ) : 16g ( cầm máu )
Sắn dây : 20g ( thanh nhiệt )
Rau má : 16g( nhuận gan, thanh nhiệt )
Lá tre : 16g ( hạ sốt , thanh nhiệt )
Gừng tươi : 3 lát ( kích thích tiêu hóa, chống nôn, ôn vị )
Nếu không có sắn dây thì thay bằng lá dâu: 16g
Nếu không có trắc bách diệp thì bằng lá sen sao đen 12g hoặc kinh giới sao đen 12g.
Cách dùng : cho 600ml nước sạch , đun sôi 30 phút , để ấm , uống ngày 3 lần.
* Bài thuốc 2 :
Cỏ mực ( sao vàng ) 20g ( chỉ huyết, nhuận huyết )
Cối xay ( sao vàng ) 12g ( lợi tiểu, hạ sốt , giải độc )
Rễ cỏ tranh : 20g (lợi tiểu, hạ sốt, giải độc)
Sài đất 20g ( thanh nhiệt, giải độc )
Kim ngân 12g( Thanh nhiệt, giải độc )
Hạ khô thảo 12g ( lợi tiểu, thanh can hỏa, hoạt huyết )
Hoa hòe 10g ( bền thành mạch )
Gừng tươi 3 lát ( kích thích tiêu hóa , chống nôn, ôn vị )
Nếu không có hạ khô thảo thì thay bằng Bồ công anh 12g
Cách dùng cho 600ml nước sạch , đun sôi 30 phút, để ấm, ngày uống 3 lần.
* Bài 3 :
Cỏ mực : 20g
Cam thảo : 6g
Hoạt thạch : 12g ( lợi tiểu, hạ sốt )
Mã đề : 16g ( lợi tiểu, hạ sốt )
Gừng tươi : 3 lát
Nếu không có hoạt thạch thì thay bằng Cối xay : 12g
Nếu không có mã đề thì thay bằng lá tre : 16g
Cách dùng : Cho 600ml nước sạch , đun sôi 30 phút, để ấm, uống ngày 3 lần. Nếu hết sốt thì ngừng dùng thuốc ngay.
* Bài thuốc 4 :
Hoạt thạch : 6 phần
Cam thảo : 1 phần
– Cách dùng : tán bột trộn đều, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê, hết sốt ngừng thuốc ngay.
* Các bài thuốc trên dùng cho trẻ em như sau :
– Trẻ em từ 1-5 tuổi : liều bằng 1/3 người lớn
– Trẻ em từ 6-13 tuổi: liều bằng 1/2 người lớn
– Trẻ em từ 14 tuổi trở lên : Liều bằng liều người lớn
– Trẻ còn cho con bú : cho mẹ uống thuốc , qua sữa điều trị cho con.
* Giai đoạn hồi phục : Bệnh nhân hết sốt , các nốt xuất huyết lặn dần , người bệnh mệt mỏi , không muốn ăn , sức khỏe suy sụp.
Bài thuốc 5 : Bổ trung ích khí
Đảng sâm : 16 g
Bạch truật : 12g
Trần bì : 08g
Hoàng kỳ : 12g
Sài hồ : 10g
Thăng ma : 08g
Cam thảo : 06g
Đương quy : 12g
Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, hoặc có thuốc hoàn thì uống theo chỉ dẫn ghi trong đơn. ( không dùng cho trẻ em )
4. Thuốc uống phòng dịch trong khu vực đang có dịch lưu hành.
Dùng bài thuốc số 2 sắc uống trong suốt vụ dịch, uống thay nước uống hàng ngày.
*Chỉ định điều trị SXH bằng thuốc cổ truyền:
– Sốt xuất huyết độ I, độ II.
*Chống chỉ định:
– Sốt xuất huyết độ III, độ IV. Những trường hợp này nhất thiết phải điều trị bằng Y học hiện đại. Có thể sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền để điều trị phối hợp.
– Bệnh nhân SXH đang có sốt cao không được dùng Nhân sâm và các chế phẩm có Nhân sâm.
Chú ý : Khi có các dấu hiệu : Sốt cao đột ngột, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen, ở trong vùng đang có dịch bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số máy 19006237 để được hướng dẫn cụ thể.