Trang chủSức khỏe Mẹ-BéXử trí các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi mang...

Xử trí các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi mang thai (kì 1)

Bệnh lây qua đường tình dục (STIs) là vấn đề sức khỏe thường gặp và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra nhiều nguy cơ cho thai kỳ bao gồm sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân và bệnh lý về mắt ở trẻ sơ sinh.

Đây là các lựa chọn mới nhất của hiệp hội sức khỏe tình dục và HIV (BAHSS) cùng với viện nghiên cứu về sức khỏe và lâm sàng vương quốc Anh (NICE) đề nghị để điều trị STIs trong thời kỳ mang thai thường gặp.

STIs thường gặp và cần phải kiểm soát là Chlamydia trachomatisNeisseria gonorrhoeae,human papilloma virus (HPV), virus herpes simplex (HSV), Trichomonas vaginalis và bệnh giang mai. Thuốc được lựa chọn để điều trị không được chống chỉ định ở phụ nữ có thai, có một hiệu quả cao và được dung nạp tốt.

1. Chlamydia trachomatis

C. trachomatis là một loại vi khuẩn nội bào với nhiều serotype. C.trachomatis là một vi khuẩn gây STI phổ biến. Các biến chứng ở phụ nữ bao gồm nhiễm trùng đường tiểu, bệnh viêm vùng chậu, thai ngoài tử cung và vô sinh. Chlamydia có liên quan với tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.

Chlamydia ở cổ tử cung không được điều trị trong thời kỳ mang thai có liên quan với tăng nguy cơ sinh non và vỡ ối sớm. Lây truyền từ mẹ sang con xảy ra tại thời điểm sinh con qua ngả âm đạo và có thể dẫn đến viêm mắt và viêm phổi ở trẻ sơ sinh, viêm nội mạc tử cung sau sinh ở người mẹ.

Điều trị Chlamydia trong thai kỳ

Erythromycin là an toàn để sử dụng trong thai kỳ, nhưng có tác dụng phụ nhiều hơn và ít hiệu quả hơn  (<95%) so với azithromycin. WHO khuyến cáo sử dụng của azithromycin trong thai kỳ. Khi so sánh với erythromycin, phân tích meta cho thấy amoxycillin có tỷ lệ khỏi bệnh tương tự và tác dụng phụ ít hơn. Tuy nhiên, penicillin đã được chứng minh rằngC. trachomatis có thể  khôi phục chu kỳ phát triển khi ngưng penicillin (thử nghiệm in vitro). Các tetracyclines được chống chỉ định trong thai kỳ vì nguy cơ bất thường của xương và răng ở trẻ sơ sinh.

Khuyến cáo điều trị Chlamydia trong thời kỳ mang thai

+ Azithromycin 1g uống 1 liều duy nhất (khuyến cáo của WHO)

+ Erythromycin 500mg/ngày uống trong 7 ngày

+ Erythromycin 500mg/ngày uống trong 14 ngày

+ Amoxycillin 500mg/ngày uống trong 7 ngày

Điều trị kèm theo đối tác  tình dục và bệnh nhân cần được tư vấn để tránh bất kỳ nguy cơ lây nhiễm – bao gồm sử dụng bao cao su – quan hệ tình dục ít nhất 7 ngày sau khi cả người bệnh và đối tác tình dục của họ đã hoàn thành điều trị. Làm lại xét nghiệm chẩn đoán cho tất cả phụ nữ mang thai 6 tuần sau khi điều trị.

2. Bệnh lậu

Bệnh lậu là do vi khuẩn gram âm N. gonorrhoeae. Bệnh lậu có thể dẫn tới các di chứng nghiêm trọng như vô sinh, thai ngoài tử cung, đau vùng chậu mãn tính…

Sanh non, ối vỡ sớm, nhiễm trùng ối và nhiễm trùng hậu sản phổ biến ở phụ nữ mang thai bị bệnh lậu không được điều trị. Bệnh lậu lây truyền cho trẻ sơ sinh đối với các trường hợp sinh con qua ngả âm đạo và có thể gây ra viêm mắt và nhiễm trùng hệ thống ở trẻ sơ sinh.

Điều trị của bệnh lậu khi mang thai 
Sự đề kháng kháng sinh đang tăng dần và độ nhạy của kháng sinh giảm dần trong điều trị lậu cầu. Bệnh nhân bị bệnh lậu thường bị nhiễm đồng thời với Chlamydia. Ceftriaxone tiêm bắp (IM) nên được điều trị phối hợp với azithromycin.  Azithromycin được khuyến cáo sử dụng kết hợp không phân biệt kết quả xét nghiệm có nhiễm Chlamydia hay không để ngăn chặn sự đề kháng kháng sinh nhóm cephalosporin. Có bằng chứng chứng minh hiệu quả của sự kết hợp giữa azithromycin và cephalosporin. Hơn nữa, bệnh lậu ở yết hầu có thể được điều trị hiệu quả hơn khi phối hợp với azithromycin.

Cefixime uống kết hợp với azithromycin có thể thay thế cho ceftriaxone (IM). Quinolone chống chỉ định sử dụng trong thai kỳ.

Phác đồ khuyến cáo điều trị bệnh lậu trong thời kỳ mang thai

–  Ceftriaxone 500mg tiêm bắp + azithromycin 1g uống liều duy nhất

–  Cefixime 400mg uống 1 liều duy nhất + azithromycin 1g uống 1 liều duy nhất (trường hợp không sử dụng đường tiêm)

–  Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất + azithromycin 1g uống 1 liều duy nhất (trường hợp dị ứng với penicillin hoặc beta – lactam)

 Chú ý: Khi bạn có thắc mắc về bệnh lây truyền qua đường tình dục khi mang thai hãy gọi cho tổng đài của chúng tôi theo số máy 19006237 để được hướng dẫn cụ thể.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT