Trang chủSức khỏe Mẹ-BéXử trí các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi mang...

Xử trí các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi mang thai (kì 3)

Bệnh lây qua đường tình dục (STIs) là vấn đề sức khỏe thường gặp và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra nhiều nguy cơ cho thai kỳ bao gồm sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân và bệnh lý về mắt ở trẻ sơ sinh.

5. Human papilloma virus (HPV)

Hiện có hơn 100 genotype HPV khác nhau trong đó khoảng 40 chủng thường gặp ở bộ phận sinh dục. Hầu hết các mụn cóc sinh dục lành tính, tuy nhiên, có một số chủng có thể gây ung thư.
Mụn cóc sinh dục có thể tăng kích thước và số lượng trong thời kỳ mang thai. Nhiễm HSV ở mẹ có liên quan với papillomatosis thanh quản tuổi vị thành niên ở trẻ sơ sinh. Đây là một tình trạng hiếm gặp, gây khàn giọng và suy hô hấp ở trẻ em.

Điều trị HPV khi mang thai
Tương tự như ở những bệnh nhân không mang thai, điều trị thường do mục đích thẩm mỹ hơn là mục đích y tế  trong đa số trường hợp. Điều trị chỉ thực sự cần thiết trong trường hợp các mụn cóc gây tắc nghẽn các ống sinh dục và cản trở sinh con qua ngã âm đạo. Tất cả các phương pháp điều trị đều có tỷ lệ thất bại và có tỷ lệ tái phát đáng kể. Phương pháp áp lạnh với nitơ lỏng an toàn để sử dụng trong thai kỳ.

6. Nhiễm trùng đơn bào

T. vaginalis là trùng roi đơn bào. Phụ nữ có thể có các triệu chứng tiết  dịch âm đạo, khó tiểu và kích thích âm hộ nhưng có thể không có triệu chứng. Nhiễm T. vaginalis trong thai kỳ có liên quan tới sinh non và trẻ nhẹ cân. Nhiễm trùng sơ sinh không phổ biến nhưng cần xem xét dịch tiết âm đạo hoặc bệnh hô hấp không rõ nguyên nhân ở trẻ sơ sinh. Dịch tiết mũi, dịch tiết khí quản, nước tiểu và các bệnh phẩm âm đạo của trẻ sơ sinh nên được kiểm tra Trichomonads chặt chẽ.
Điều trị của T. vaginalis khi mang thai 
Metronidazole là thuốc được lựa chọn và rất hiệu quả. Metronidazole có thể an toàn để sử dụng trong ba tháng đầu thai kỳ. Các khuyến cáo của Vương quốc Anh khuyên nên tránh metronidazole liều cao trong thời kỳ mang thai.

Phác đồ điều trị T. vaginalis

Metronidazole 400 – 500mg uống 2 lần một ngày trong  5-7 ngày.

7. Nhiễm khuẩn âm đạo

Nhiễm khuẩn âm đạo không được coi là STI, nhưng là một bệnh khá phổ biến ở những phụ nữ có sinh hoạt tình dục. Nhiễm khuẩn âm đạo là kết quả của việc thay thế lactobacilli H2O2 bình thường trong âm đạo bằng các vi khuẩn kỵ khíMobiluncus sp. và Gardnerella vaginalis, nguyên nhân phổ biến gây tiết dịch âm đạo ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, nhưng 50% bệnh nhân có thể không có triệu chứng. Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây tăng nguy cơ sinh non, viêm nội mạc tử cung sau sinh và viêm vùng chậu.
Điều trị nhiễm khuẩn âm đạo
Nhiễm khuẩn âm đạo ở phụ nữ mang thai có triệu chứng cần được điều trị. Tuy nhiên, tương tự như ở phụ nữ không mang thai, phụ nữ không có triệu chứng mang thai có thể lựa chọn điều trị.

Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn âm đạo trong thai kỳ

Metronidazole 400 – 500mg uống 2 lần một ngày trong 5-7 ngày.

Chú ý: Phụ nữ mang thai rất dễ mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này hãy gọi cho chúng tôi theo số máy 19006237 để được hướng dẫn cụ thể.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT