Khi bị xuất tinh ra máu cần làm những xét nghiệm gì?
4. Khám thực thể
Khám toàn thân, đo mạch, huyết áp.
Khám dương vật cẩn thận để loại trừ tất cả các tổn thương gây chảy máu niệu đạo và gây có máu trong tinh dịch.
Khám bìu cần sờ nắn kỹ để xác đinh xem có thừng tinh hay không. Thừng tinh có cứng hay có các nốt cứng dọc thừng tinh hay không. Bất kỳ một tổn thương dạng hạch cứng ở thừng tinh thì phải nghĩ đến các tổn thương lao thừng tinh.
Thăm trực tràng (DRE) là một động tác không thể thiếu khi thăm khám một bệnh nhân xuất tinh ra máu. DRE chú ý phát hiện xem có thấy túi tinh hay bất kỳ một khối nào ở đường giữa hay không. Bình thường túi tinh không sờ thấy khi thăm trực tràng. Vì vậy, khi sờ thấy túi tinh cần phải có những thăm dò túi tinh kỹ để loại trừ các nguyên nhân u túi tinh hay sỏi túi tinh gây tắc làm túi tinh căng to. Đối với những người trên 50 tuổi, phải chú ý đến tiền liệt tuyến vì đôi khi xuất tinh ra máu là biểu hiện của ung thư tiền liệt tuyến.
5. Các xét nghiệm
Xét nghiệm tinh dịch tìm hồng cầu và bạch cầu
Bình thường trong tinh dich không có hồng cầu, số lượng bạch cầu 106 trên 1 ml, trường hợp không điển hình và cần chẩn đoán xác định thì cần phải làm xét nghiệm tìm hồng cầu và bạch cầu trong tinh dịch.
Phân tích nước tiểu và nuôi cấy vi khuẩn niệu.
Phân tích nước tiểu và nuôi cấy vi khuẩn nước tiểu có tác dụng tìm ra các nguyên nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây xuất tinh ra máu. Các nhiềm khuẩn đường tiết niệu bao gồm: lao tiết niệu gặp khoảng 13%, nhiễm các loại vi khuẩn không đặc hiệu, hay nhiễm các loại virut.
Ngoài các xét nghiệm trên cần phải lấy dịch niệu đạo nuôi cấy vi khuẩn, làm test chlamidia để loại trừ các trường hợp viêm niệu đạo do lậu hoặc không do lậu.
Khi phân tích nước tiểu mà có hồng cầu thì cần phải có các thăm dò chuyên sâu hơn về hệ tiết niệu.
Phân tích và nuôi cấy vi khuẩn tinh dịch.
Mặc dù vai trò của xét nghiệm này cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi vì ý nghĩa của kết quả dương tính không lớn lắm do thường bị nhiễm tạp khuẩn từ niệu đạo.
Phân tích tinh dịch đồ tìm bạch cầu trong mẫu xét nghiệm nếu có nhiều bạch cầu là một trong các yếu tố gợi ý viêm túi tinh hay tiền liệt tuyến. Ngoài việc xác định nhiễm khuẩn ra, phân tích tinh dịch đồ còn rất có ý nghĩa trong việc chẩn đoán phân biệt xuất tinh ra máu thật hay là tình trạng đổi màu tinh dịch trong trường hợp u hắc tố ác tính (melanospermia) bằng việc tìm thấy hồng cầu trong mẫu xét nghiệm. Thường trong những trường hợp này tinh dịch có màu nâu đen hơn là màu đỏ của máu. Hai trạng thái này cũng có thể được phân biệt bằng sắc ký đồ (chromotography).
Xét nghiệm tế bào trong nước tiểu
Lấy nước tiểu quay li tâm tìm tế bào ung thư.
Các xét nghiệm về đông máu.
Nên tiến hành làm cho tất cả các bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi có triệu chứng xuất tinh ra máu liên tục (trên 2 tháng) để loại trừ các bệnh lý về rối loạn đông máu.
Các xét nghiệm PSA.
Nên tiến hành làm xét nghiệm PSA cho tất cả các bệnh nhân có độ tuổi từ 45 trở lên đặc biệt là những người trong gia đình đã có người bị ung thư tiền liệt tuyến.
Phản ứng khuyếch đại gen đối với trực khuẩn lao (phản ứng CPR)
Dùng bệnh phẩm là tinh dich thử phản ứng CPR đối với trực khuẩn lao để chẩn đoán lao túi tinh.
6. Chẩn đoán hình ảnh.
Siêu âm qua trực tràng:
Là một công cụ hữu hiệu để đánh giá các tình trạng bất thường của tiền lệt tuyến, túi tinh và và bóng ống dẫn tinh gây xuất tinh ra máu như: Can xi hoá tiền liệt tuyến, sỏi túi tinh, giãn túi tinh, sự phân thuỳ bất thường, nang túi tinh hoặc ống phóng tinh và mất cân xứng hai bên.
Trong một nghiên cứu gồm 26 người xuất tinh ra máu, Worischeck và Parra đã thấy; dãn túi tinh (30%), nang ống phóng tinh (15%), sỏi ống dẫn tinh (15%), sỏi túi tinh (15%), còn ống mỹllerin (7%). Không thấy trường hợp ác tính nào.
Chụp cộng hưởng từ:
Cũng giống như siêu âm qua trực tràng, cộng hưởng từ cho phép nhìn rất rõ tiền liệt tuyến, túi tinh, bóngống dẫn tinh. Maeda và cộng sự đã phát hiện thấy 14/ 15 trường hợp xuất tinh có máu thấy có bất thường túi tinh như là nang túi tinh hay dãn túi tinh.
Ưu điểm lớn nhất của cộng hưởng từ là phát hiện được là chảy máu ở tại túi tinh hay tại tiền liệt tuyến.
Chụp cắt lớp vi tinh:
Mặc dù CT có thể đánh giá được hình thái túi tinh nhưng cho tới nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh giá khả năng của CT trong việc xác định các yếu tố có liên quan tới xuất tinh ra máu.
Soi bàng quang niệu đạo:
Soi bàng quang niệu đạo có thể phát hiện ra các tổn thương ở niệu đạo, tiền liệt tuyến. Trong trường hợp không có nhiễm khuẩn tiết niệu thì soi niệu đạo bàng quang có thể giúp xác định được nguồn chảy máu bằng việc xác định được các tổn thương u niệu đạo.
Thông thường, soi niệu đạo bàng quang khi dương vật cương thì sẽ xác định được dãn mao và tĩnh mạch của niệu đạo cũng như là của tiền liệt tuyến một cách dễ dàng.
Nội soi túi tinh:
Được chỉ định trong trường hợp xuất tinh ra máu kéo dài trên 3 tháng mà không tìm thấy nguyên nhân nào. Hoặc xuất tinh ra máu kéo dài mà có phát hiện thấy bất thường túi tinh qua siêu âm hay qua chụp cộng hưởng từ.
Dùng ống nội soi niệu đạo ống cứng 6 F, 9 F tìm lỗ ống phóng tinh trong ụ núi. Bằng phương pháp này có thể đánh giá được túi tinh và có thể sinh thiết các vùng bất thường. Có thể phát hiện ra chảy máu túi tinh là 62%, sỏi túi tinh là 16%.
S&T
Lưu ý: Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề sức khỏe hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 19006237 để nhận được sự tư vấn cần thiết.