Trang chủSức khỏe Mẹ-BéĐiều trị rối loạn kinh nguyệt

Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề thường gặp của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nó đem lại lo lắng cho cá nhân người phụ nữ và gia đình của họ. Rối loạn kinh nguyệt có thể là do nguyên nhân thực thể hoặc liên quan tới tâm lý. Để hiểu thêm về rối loạn kinh nguyệt thì cần hiểu chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Đau bụng kinh

Độ tuổi để bắt đầu có kinh nguyệt ở phụ nữ là 12,77 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt thường bắt đầu từ ngày 21- ngày 35, kéo dài 3- 10 ngày, mỗi chu kỳ ra khoảng từ 30- 40 ml.

Các rối loạn kinh nguyệt

  1. Vô kinh (không có hoàn toàn) hoặc thiểu kinh ( lượng máu ra ít, ít ngày).
  2. Đau bụng kinh
  3. Rong kinh (chảy máu quá nhiều), cường kinh ( kéo dài nhiều ngày).
  4. Rong kinh (chảy máu quá mức)

Vô kinh

Vô kinh (không có kinh nguyệt) hoặc chu kỳ kéo dài (có kinh nguyệt nhưng không có thời gian trong 3 tháng liên tục). Vô kinh chính là mất chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi 16 đối với sự phát triển dậy thì bình thường hoặc tuổi 14 trong trường hợp phát triển dậy thì không bình thường. Đánh giá sự phát triển của vú và tử cung ở những bệnh nhân bị rối loạn kinh nguyệt là rất quan trọng. Vô kinh thứ phát phổ biến hơn vô kinh nguyên phát . Nguyên nhân thường gặp nhất là rối loạn chức năng của (HPO) trục hạ đồi-tuyến yên-buồng trứng hay còn gọi là rối loạn nội tiết.

Đau bụng kinh là nguyên nhân gây khó chịu thường gặp ở phụ nữ. Các triệu chứng bao gồm đau quặn bụng dưới và xương chậu lan đến đùi và chỉ xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt, tự hết khi hết kinh, khám không phát hiện thấy bệnh lý khác vùng chậu . Đau bụng kinh là do prostaglandin và leukotrienes trong chu kỳ rụng trứng. Mức prostaglandin nội mạc tử cung tăng lên trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt, gây ra các cơn co thắt tử cung. Đau bụng kinh thứ cấp là rất hiếm, cơn đau có liên quan đến bệnh lý phụ khoa (ví dụ, viêm màng dạ con , viêm vùng chậu, u xơ tử cung),một sự bất thường tử cung (ví dụ, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử) có thể xuất hiện trong khoảng 10% các trường hợp đau bụng kinh nghiêm trọng.

Rong kinh, cường kinh.

Chảy máu kinh nguyệt kéo dài hơn 8-10 ngày với lượng máu mất hơn 80 ml được coi là rong kinh.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt

  1. Vô kinh
  • Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân. Điều trị trực tiếp các nguyên nhân.
  • Nếu bệnh nhân có khám sức khỏe hoàn toàn bình thường với vô kinh thứ phát, xem xét sử dụng medroxyprogesterone 10 mg mỗi ngày trong 5-10 ngày để xem có kinh nguyệt không.
  • Điều trị giảm triệu chứng với các thuốc kháng viêm không steroid (như naproxen, ibuprofen) khi có dấu hiệu đầu tiên của đau bụng kinh.
  • Nếu điều trị chống viêm không steroid không cắt cơn đau, hãy xem xét uống thuốc tránh thai trong vòng 3-6 tháng. Nếu điều này không vẫn không hiệu quả hãy tìm kiếm nguyên nhân thứ phát của đau bụng kinh.
  • Sử dụng ngắn hạn của thuốc điều hòa thụ thể estrogen chọn lọc (SERMs), chẳng hạn như tamoxifen.
  1. Đau bụng kinh
  1. Rong kinh
  • Hầu hết các trường hợp rong kinh đều có bất thường về bệnh máu đông maú chảy. Trong các tình huống trong đó một nguyên nhân cụ thể được xác định, việc điều trị có hiệu quả khi điều trị đúng căn nguyên.
  • Đối với bệnh nhân rối loạn đông cầm máu nhẹ. Cần hướng dẫn các bệnh nhân theo dõi lịch kinh nguyệt. Xem xét bổ sung sắt và thuốc antiprostaglandin trong giai đoạn xuất huyết trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đối với bệnh nhân rối loạn đông cầm máu vừa phải, quy định việc dùng thuốc tránh thai đường uống bắt đầu với 35 microgram/lần, uống 4 lần mỗi ngày và giảm dần xuống. Uống thuốc tránh thai thường được sử dụng trong 6 tháng. Medroxyprogesterone đơn trị liệu cũng có thể được sử dụng. Bổ sung đường uống viên sắt và acid folic.
  • Nếu rối loạn đông cầm máu nghiêm trọng, xem xét một bệnh tiềm ẩn chưa được chẩn đoán, chẳng hạn như bệnh Willebrand von hoặc thiếu yếu tố VII. Đối với bệnh nhân rối loạn đông cầm máu nghiêm trọng, xem xét nhập viện và làm xét nghiệm đông máu.
  • Một rối loạn chảy máu tiềm ẩn cần được xem xét khi bệnh nhân có những biểu hiện sau đây:
    • Rong kinh khi có kinh nguyệt
    • Tiền sử gia đình rối loạn chảy máu
    • Tiền sử cá nhân có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây: (1) vết bầm tím khi va chạm nhẹ (2) chảy máu răng, miệng hoặc đường tiêu hóa mà không có tổn thương rõ ràng,  (3) chảy máu cam mà hơn 10 phút vẫn chảy, cần phải can thiệp bằng nút cầm máu hoặc đốt điện cầm máu.

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ tổng đài 19006237 để lắng nghe những tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia của chúng tôi.

 

 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT