Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học y Dược Gifu ở Nhật Bản đã công bố kết quả chứng minh rằng một loại protein được tìm thấy trong các tế bào gốc lấy từ mô mỡ (chất béo) có thể đảo ngược và ngăn chặn sự lão hóa võng mạc trên chuột , cung cấp hy vọng cho những người phải đối mặt với mất thị lực vĩnh viễn do lão thị.
Nghiên cứu chứng minh loại Protein ngăn ngừa lão hóa võng mạc.
Nghiên cứu, được công bố trên số mới nhất của báo tế bào gốc, đã xác định rằng với một liều tiêm duy nhất của các tế bào gốc có nguồn gốc từ mỡ (ASCs) làm giảm tổn thương võng mạc gây ra do tiếp xúc với ánh sáng ở chuột. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng các tế bào gốc mô mỡ có nguồn gốc ức chế sự tổn thương võng mạc do hydrogen peroxide từ môi trường.
Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng một loại protein được gọi là progranulin tìm thấy trong tế bào gốc mô mỡ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt chống lại các tổn thương do ánh sáng gây ra.
Tiếp xúc với ánh sáng quá mức dẫn đến thoái hóa võng mạc- cơ quan tiếp nhận ánh sáng và một số nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc lâu dài với ánh sáng có thể phải đối mặt với nguye cơ bị thoái hóa điểm vàng . Hậu quả là việc tiếp nhận ánh sáng giảm là nguyên nhân chính gây mù loà ở các bệnh nhân bị thoái thoái điểm vàng liên và sắc tố võng mạc.
“Tuy nhiên, có vài chiến lược điều trị hiệu quả cho các bệnh này,” tác giả của nghiên cứu, Hideaki Hara, Tiến sĩ cho biết.
“Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng các tế bào gốc tủy xương có khả năng bảo vệ chống lại sự thoái hóa thần kinh trung ương với kết quả nào đó. Cũng giống như các tế bào gốc tủy xương, tế bào gốc mô mỡ cũng có khả năng nhân đôi- sinh sản và khả năng biệt hóa thành các mô khác. Nhưng vì nó có nguồn gốc từ chất béo, nên có thể dễ dàng lấy đơn giản chỉ bằng gây tê tại chỗ và có thể lấy số lượng lớn không như tế bào gốc ở tủy xương chỉ có thể lấy số lượng hạn chế và gây đau đớn cho người bệnh. ”
Các mô mỡ được sử dụng trong nghiên cứu này được lấy từ một con chuột, được thay đổi trong phòng thí nghiệm và sau đó được phát triển cùng các tế bào võng mạc (từ chuột) trong ống nghiệm, nơi nó được chứng minh có tác dụng bảo vệ. Những kết quả này, nhóm nghiên cứu tiếp tục ứng dụng nó trên những con chuột có tổn thương võng mạc sau khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
Năm ngày sau khi được tiêm tế bào gốc mô mỡ, Kết quả cho thấy sự thoái hóa đã được ức chế đáng kể.
“Progranulin được xác định là một loại protein được tiết ra chủ yếu của tế bào gốc mô mỡ, cho thấy tác dụng bảo vệ chống lại các tổn thương võng mạc trong phòng thí nghiệm và trong các thử nghiệm trên chuột”, tiến sĩ. Hara và Tsuruma nói. “Như vậy, nó có thể là một mục tiêu tiềm năng cho điều trị các bệnh thoái hóa võng mạc, cũng như thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi Các Protein này làm giảm thoái hóa tiếp nhận ánh sáng mà không cần cấy ghép, và cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây khi sử dụng các tế bào gốc tủy xương để có kết quả tương tự. ”
“Nghiên cứu này, cho thấy progranulin protein có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chống lại tổn thương võng mạc do ánh sáng, đến tiềm năng cho các phương pháp điều trị mới về các bệnh thoái hóa võng mạc,” .
Lão hóa võng mạc những người bị bệnh mất các cơ quan cảm quan, nhưng các tế bào thần kinh trong võng mạc vẫn còn nên có thể xử lý được các tín hiệu điện và truyền chúng đến não. Người bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời .
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.