Trang chủDấu hiệuTriệu chứng Bệnh mạch vành

Triệu chứng Bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là một kết quả của sự tích tụ mảng bám trong động mạch vành – một tình trạng gọi là xơ vữa động mạch – dẫn đến tắc nghẽn. Động mạch vành từ đàn hồi, trở nên hẹp và cứng nhắc, hạn chế lưu lượng máu đến tim.Trung tâm trở nên thiếu oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết.

1.Thế nào là bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành (BMV) là khi lòng động mạch vành vì lý do gì đó bị hẹp lại hoặc tắc nghẽn thì lượng máu đưa về nuôi tim sẽ bị thiếu, khi đó tim không làm việc bình thường được nữa, người ta nói tim bị thiểu năng động mạch vành hay bệnh mạch vành, cũng còn được gọi là thiếu máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim cục bộ.

                  Thiếu máu cục bộ cơ tim

Trong những năm gần đây, số bệnh nhân bị bệnh mạch vành ngày càng tăng lên và trẻ hóa. Trước đây, số bệnh nhân bệnh mạch vành nặng thường rơi vào lứa tuổi trên 60, còn hiện nay nhiều bn chỉ mới ngoài 40 đã bị nhồi máu cơ tim , thậm chí bị tử vong. Đó là một dấu hiệu thật đáng lo. Theo thống kê của Hội Tim Mạch Học Việt Nam(6/2010) thì cứ 3 người Việt Nam trưởng thành, có 1 người bị mắc bệnh tim mạch – chủ yếu là bệnh mạch vành. Với tầng lớp trí thức và những người thành đạt, tỉ lệ này còn cao hơn nhiều.

2.Nguyên nhân của bệnh mạch vành

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mạch vành bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Tăng huyết áp
  • Cholesterol trong máu tăng cao
  • Tiểu đường
  • Bức xạ và hóa chất trong điều trị ung thư
  • Yếu tố gia đình

Khi lớp trong của động mạch bị tổn thương, các chất thải như cholesteron và các chất di động khác có xu hướng tích tụ lại điểm tổn thương, quá trình đó gọi là xơ vữa động mạch. Đến một lúc nào đó bề mặt của mảng bám bong ra các tế bào máu sẽ ngưng tụ hình thành cục máu đông tại đó để cố gắng sửa chữa tổn thương, những cục máu đông đó có thể gây tắc mạch cục bộ và gây nên một cơn nhồi máu cơ tim.

3. Triệu chứng bệnh mạch vành

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh động mạch vành là đau thắt ngực, hoặc đau ngực. Đau thắt ngực có thể được mô tả như một sự nặng nề, áp lực, đau, rát, tê, viên mãn, cảm giác đè ép, hoặc đau đớn. Nó có thể bị nhầm lẫn với chứng khó tiêu hoặc ợ nóng . Đau thắt ngực thường được cảm thấy ở ngực, nhưng cũng có thể được cảm nhận ở vai trái, cánh tay, cổ, lưng, hoặc hàm.

Các triệu chứng khác có thể xảy ra với bệnh động mạch vành bao gồm:

  • Đau nhói ở ngực: (Tây y thường gọi là đau thắt ngực). Đây là điếm phản ứng hay gặp nhất ở BMV.Về vị trí , điểm nhói này thường hay gặp nhất là trên ngực trái, nhưng cũng có khi xuất hiện trên mỏm vai trái hoặc ở sau lưng bên trái.
  • Tức ngực khó thở, nhiều lúc như bị hụt hơi
  • Rất mệt khi hoạt động quá sức :Khi lao động hoặc tập luyện thể thao quá sức,hoặc khi phải chạy nhanh một vài trăm mét, khi leo dốc hoặc khi leo cầu thang lên tầng một, tầng hai,(đặc biệt leo lên cầu thang là rõ nhất)khi đó người mệt lả, tim đập dồn, chân như muốn khuỵu xuống…
  • Đau đầu, chóng mặt hoặc buồn nôn đi kèm, có khi bị ngất xỉu….giống như hội chứng tiền đình, thực ra đây không phải là hội chứng tiền đình mà là thiếu máu lên não.
  • Ngủ đêm thường hay bị chuột rút (vọp bẻ), có khi chỉ trở người nhẹ cũng bị rút đau cứng chân.
    Dấu hiệu chung cho người bị bệnh mạch vành là giống như người giả đò : đang vui vẻ khoẻ mạnh thế mà làm việc gì nặng một tý là như người hết hơi, mệt rã rời…
    Tuy nhiên cũng có số ít người bị NMCT nhưng không hề có những biểu hiện bên ngoài như trên, những trường hợp này được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng.
Động mạch vành
                                   Động mạch vành

4. Điều trị bệnh mạch vành như thế nào?

Quyết định can thiệp tùy thuộc vào tổn thương gây hẹp lòng mạch:

– Nếu hẹp dưới 70% thường điều trị nội khoa như

  • Làm giãn mạch vành
  • Làm giảm mỡ trong máu
  • Chống quy tập tiểu cầu
  • Điều chỉnh huyết áp
  • Điều chỉnh nhịp tim
  • Thuốc chẹn kênh calci
  • Lợi tiểu

– Hẹp trên 70% ở 1 hay hai nơi khác nhau nên nong lòng mạch và đặt Stent, chú ý những ca sức khoẻ yếu quá do tuổi cao, do bệnh nặng hoặc đi kèm những bệnh khác như huyết áp cao, tiểu đường thì thận trọng khi đặt stent vì dễ bị đột quỵ hoặc tử vong ngay trên bàn mổ, khi bơm bóng lên đến áp suất từ 15 tới 20 at.

– Hẹp đoạn xa hoặc nhiều trên 2 nhánh có chỉ định bắc cầu động  vành.

5. Phòng bệnh mạch vành như thế nào cho hợp lý

  • Không hút thuốc lá
  • Kiểm soát các điều kiện như huyết áp cao, tắng cholesteron, bệnh tiểu đường..
  • Duy trì hoạt động thể chất
  • Ăn các thực phẩm lành mạnh
  • Tránh các yếu tố gây stress

Khi có bất cứ biểu hiện gì của bệnh thì hãy đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

 

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT