Trang chủSức khỏe Mẹ-BéBệnh lý về vú của bà mẹ sau đẻ

Bệnh lý về vú của bà mẹ sau đẻ

Sau khi sinh bạn có thể gặp phải rất nhiều vẫn đề cho cả bạn và bé. Dưới đây chúng tôi xin liệt kê một số bệnh lý thường gặp sau sinh của mẹ và cách xử trí.

 

1. Nứt đầu vú.

– Nứt đầu vú hay xảy ra trong hai tuần đầu khi mới cho con bú. Khoảng 25% số phụ nữ cho con bú bị nứt đầu vú. Nguyên nhân là:
• Trong quá trình cho con bú sữa mẹ, khi trẻ mút bầu vú hoặc đưa đầu vú vào trong miệng, trẻ mút rách phần da của đầu vú.
• Do vú không sạch
• Thời gian cho con bú quá lâu, sữa ít trẻ phải mút mạnh.
– Biểu hiện của nứt đầu vú là:
• Đầu vú đau khi trẻ bú
• Đầu vú có những vết nứt, vết rạn nhỏ trên bề mặt
• Cuối cùng có thể có những vết loét ở đầu núm vú hay ở chân núm vú. Toàn bộ núm vú bị đỏ rực, chảy máu mỗi khi cho trẻ bú.
– Điều trị:
• Giữ vệ sinh bầu vú trước và sau khi cho trẻ bú đồng thời xoa bóp cho sữa lưu thông.
• Để hở vú tiếp xúc với không khí
• Bôi các mỡ có chứa vitamin E và A, bôi dung dịch eoson 1%
• Tạm ngừng cho bú bên bị đau trong 6-12 giờ và vắt sữa bằng tay, không nên dùng ống hút sữa, trong khi vẫn tiếp tục cho bú bên kia.
• Nếu thương tổn không đỡ cần phải tìm nguyên nhân do nấm gây tưa miệng ở trẻ.

2. Cương vú.

– Cương vú có thể gặp bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên hay gặp nhất trong tuần lễ đầu tiên. Khoảng 15% số phụ nữ cho con bú bị cương vú. Các yếu tố thuận lợi là trẻ bú ít, bú yếu (trẻ nhẹ cân hay yếu), người mẹ bị đau khi cho trẻ bú, bị nứt đầu vú, khi người mẹ cai sữa.
– Biểu hiện:
• Sốt từ ngày thứ 3-5 sau đẻ.
• Hai vú cương đau
• Tử cung, sản dịch bình thường.
– Điều trị:
• Xoa bóp, chườm nóng vú, vẫn tiếp tục cho con bú.
• Bú hết sữa mỗi bên, nếu chưa hết phải vắt hết sữa cho vú mềm ra.
Phải điều trị thật tốt cương vú để tránh viêm bạch mạch vú và áp xe vú.

3. Viêm bạch mạch vú

– Khoảng 5% số phụ nữ cho con bú bị viêm bạch mạch vú. Nếu người ta điều trị tốt nứt đầu vú và cương vú thì viêm bạch mạch vú giảm đi. Mầm bệnh là tụ cầu, liên cầu hay vi khuẩn Gram âm xâm nhập qua thương tổn ở đầu vú để gây bệnh. Hệ thống bạch huyết của vú bảo đảm sức đề kháng của cơ thể. Sữa không bị nhiễm trùng cho nên vẫn cho trẻ bú được.
– Biểu hiện:
• Sốt cao (có thể tới 400C), rét run
• Bên vú bị thương tổn sưng phồng, căng và rất đau
• Trên vú thấy một vùng đỏ khu trú thành mảng hay vùng đỏ kéo dài, rất đau khi sờ vào, chạm vào
• Có hạch tròn, đau, di động ở nách
– Điều trị:
• Sản phụ cần được nghỉ ngơi tại giường, chườm nóng tại chỗ
• Có thể giảm đau bằng thuốc Pracetamol
• Tăng cường cho trẻ bú bên bị bệnh (10-12 lần trong 24 giờ)
• Sau khi cho bú phải vắt sạch sữa.
Nếu sau 24h các dấu hiệu không mất đi thì sản phụ có thể được dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

4. Viêm ống dẫn sữa.

– Thông thường viêm ống dẫn sữa xảy ra sau cương vú và viêm bạch mạch. Biểu hiện:
• Sản phụ sốt cao
• Ở vú có các nhân cứng và đau
• Nách có hạch ấn đau
• Vắt sữa lên một miếng bông quan sát thấy có những mảnh nhỏ vàng nhạt, chứng tỏ có mủ trong sữa.
– Điều trị:
• Để sản phụ nghỉ ngơi tại giường
• Không cho con bú bên bị thương tổn, vắt sữa bỏ đi
• Nên lấy sữa này làm xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh
• Dùng kháng sinh và các thuốc chống viêm theo chỉ định của bác sĩ
Dưới tác dụng của điều trị viêm ống dẫn sữa có thể khỏi hay tiến triển thành áp xe.

5. Áp xe vú

– Đây là biến chứng nặng nề nhất, là hậu quả của viêm ống dẫn sữa không được điều trị tốt. Người bệnh có dấu hiệu:
• Vú rất căng cứng
• Sốt cao
• Vú sưng ở một vùng, vùng đỏ nóng, đỏ, ấn đau.
• Chọc dò vùng sưng tấy thấy có mủ.
– Điều trị bằng cách chích dẫn lưu mủ. Trong thời gian áp xe không cho con bú mà phải vắt sữa bỏ đi.

Mọi thắc mắc về vấn đề sức khỏe bạn có thể gọi điện đến tổng đài 19006191 để được tư vấn.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT