Bệnh võng mạc trẻ đẻ non trước đây là một nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến mù lòa trẻ em. Bệnh xuất hiện ở những trẻ chưa đẻ đủ tháng, cân nặng khi sinh thấp và chăm sóc trong môi trường có nồng độ oxy cao của lồng ấp, nồng độ oxy tăng dẫn đến sự co các mạch máu chưa hoàn chỉnh ở võng mạc ngoại vi từ đó gây ra thiếu máu cục bộ và tăng sinh tân mạch, xơ hóa ở vùng võng mạc thiếu máu, cuối cùng là bong võng mạc.
1. Yếu tố nguy cơ
Trong số này cân nặng khi sinh thấp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh. Trẻ đẻ non có cân nặng sơ sinh càng thấp thì nguy cơ xuất hiện bệnh võng mạc càng cao. Khoảng 50% trẻ sinh ra với cân nặng dưới 1250 gam có dấu hiệu của bệnh võng mạc trẻ đẻ non.
Ngoài ra bệnh còn có một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
- Trẻ gặp hiện tượng ngưng thở
- Bệnh tim mạch.
- Bị nhiễm trùng.
- Các bệnh về hô hấp.
- Mắc các bệnh về máu
Những năm gần đây nhờ những tiến bộ trong việc chăm sóc trẻ đẻ non tỷ lệ trẻ đẻ non có cân nặng thấp sống được ngày càng tăng nên bệnh võng mạc trẻ đẻ non trở thành vấn đề ngày càng được chú ý. Bệnh võng mạc trẻ đẻ non nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể ngăn chặn được mù lòa.
2. Tiến triển của bệnh
Bệnh võng mạc trẻ đẻ non thường xuất hiện ở võng mạc ngoại vi nhất là ở phía thái dương. Bệnh tiến triển theo 3 giai đoạn, giai đoạn 1 và 2 tiên lượng tốt, bệnh có thể tự thoái triển, giai đoạn 3 tiên lượng nặng tăng sinh xơ và co kéo dẫn đến bong võng mạc.
3. Trẻ sẽ cần phải kiểm tra thị lực nếu trẻ:
- Sinh trước tuần 30 thai kỳ.
- Nhẹ dưới 1.12 kg khi sinh.
Trẻ sẽ được kiểm tra nhãn khoa lần đầu tiên vào khoảng 4 – 9 tuần sau sinh. Trong thời gian này, trẻ có thể vẫn phải nằm trong khoa chăm sóc tích cực hoặc đã được xuất viện. Trẻ sinh vào tuần 37 thường được kiểm tra mắt sau khi được 4 tuần tuổi.
Nếu kết quả kiểm tra cho thấy trẻ bị mắc bệnh, việc điều trị sẽ được bắt đầu trong vòng 72 giờ. Việc điều trị sớm sẽ giúp thị giác của trẻ có nhiều khả năng trở lại bình thường hơn.
Cần chẩn đoán phân biệt bệnh võng mạc trẻ đẻ non với các bệnh có dấu hiệu đồng tử trắng như: đục thể thủy tinh, bệnh Coats, viêm màng bồ đào, viêm màng bồ đào, tồn lưu tăng sinh dịch kính nguyên thủy… Điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non chủ yếu bằng phẫu thuật ở giai đoạn sớm có thể điều trị bằng lạnh đông, quang đông laser để tiêu hủy các vùng võng mạc thiếu máu. Ở giai đoạn muộn điều trị bằng phẫu thuật cắt dịch kính-võng mạc.
Cách phòng tốt nhất là quản lý thai nghén tốt để hạn chế bị đẻ non. Còn khi đã bị đẻ non mà cân nặng thấp thì cần phải tuân thủ chế độ khám mắt cho bé.
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.