Đái tháo đường thường được chẩn đoán muộn, có khi sau cả chục năm từ lúc đường máu có dấu hiệu tăng hơn bình thường. Do đó có khoảng 50% bệnh nhân đã có biến chứng với các mức độ khác nhau ngay khi được chẩn đoán mắc bệnh.
1.Các biến chứng mắt
a. Bệnh võng mạc do đái đường:
- Bệnh võng mạc chưa phát triển, chỉ giới hạn ở võng mạc: vi phình động mạch, xuất huyết chấm trong võng mạc, nhồi máu võng mạc,…
- Bệnh võng mạc phát triển : tân sinh mạch máu phát triển ra phía trước võng mạc che lấp các hình ảnh chi tiết của võng mạc nằm phái dưới, dẽ dẫn đến mù cấp
- Điều trị : Phương pháp quang đông võng mạc bằng tia laser làm đỡ bệnh và chậm suy sụp thị lực, cắt bỏ thể kính có thể tốt trên bệnh nhân bị bong võng mạc co kéo hay chảy máu thể kính cấp.
b. Rối loạn thị lực
- Do bệnh võng mạc hay sau khi bị đục nhân mắt, thiếu máu thần kinh mắt.
- Mù cấp 1 bên do chảy máu, bong võng mạc hay nhồi máu võng mạch
- Mù cả 2 bên có thể nghĩ đến tai biến mạch não, hay do mù hẳn 1 bên, bên kia suy yếu dần
- Mờ mắt do biến chất thủy tinh thể theo sau sự thay đổi đường huyết mức độ trung bình, cần phải chữa trong nhiều tuần.
- Nhìn đôi do liệt thần kinh sọ ( dây III, IV, V)
- Cảm giác ruồi bay, đom đóm hay màn che mắt có thể do chảy máu thể kính, hay trước võng mạc, bắt buộc phải khám nhãn khoa.
2. Bệnh thận do đái tháo đường
- Bệnh gây ra do protein niệu, cao huyết áp và giảm mức lọc cầu thận, cuối cùng dẫn đến suy thận. Điều trị suy thận: bằng chế độ ăn và điều trị quá tải tuần hoàn nếu có.
- Cao huyết áp: cũng là biểu hiện bệnh thận do đái tháo đường, không điều trị được làm tăng nhanh suy tim, võng mạc và thận. Điều trị cần phải đưa huyết áp về mức bình thường nếu có thể. Các thuốc ức chế men chuyển dạng enzyme angiotensin dùng tốt cho bệnh nhân thận đái protein.
- Các thuốc cản quan có iod đường tĩnh mạch làm giảm mức lọc cầu thận và tăng tần số bệnh này ở bệnh nhân đái tháo đường. Khi có thể, các test chẩn đoán cần lựa chọn tránh các thuốc này.Nếu sử dụng các thuốc cản quan đường tĩnh mạch là cần thiết thì cần phải truyền dịch trước và sau khi dùng thuốc, theo dõi lượng nước tiểu và creatinin huyết thanh.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phải điều trị tấn công bằng kháng sinh theo kháng sinh đồ
- Tăng kali máu có thể do suy thận, giảm renin máu, giảm aldosterone hay trên một số bệnh nhân thiếu insulin. Các thuốc cần dùng là các thuốc lợi tiểu thải kali, các thuốc ức chế men chuyển, các thuốc kháng beta giao cảm sẽ cải thiện
3. Bệnh thần kinh do đái tháo đường
- Đau một dây thần kinh có thể xảy ra ở khu vực thần kinh ngoại biên, thường tăng cảm giác. Cần chẩn đoán phân biệt với viêm đa dây, đa rễ thần kinh, bệnh đòi hỏi điều trị dặc hiệu. Điều trị đặc hiệu chứng đau dây thần kinh do đái tháo đường không hiệu quả,, nhưng làm giảm đường huyết trong lúc đường huyết cao có thể làm giảm đau cho bệnh nhân, dùng amitryptiline, 10-15mg uống mỗi giờ 1 lần. Tác dụng phụ của thuốc này gồm táo, hạ huyết áp tư thế,bí tiểu. Các thuốc chống đau có hiệu lực caannf dùng khi đau nặng.
- Giảm/ mất cảm giác: không có điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân phải được giáo dục tránh các biến chứng như bỏng, chấn thương, vết thương xương, loét.
- Yếu cơ và teo cơ. Điều trị vật lý có thể giúp cho bệnh nhân tránh tàn tật.
- Hạ huyết áp tư thế được điều trị theo triệu chứng. Khi nằm ngửa hay muốn đứng dậy phải từ từ nhất là từ giường ngủ lúc sáng sớm và nâng cao đầu giường để hạn chế tư thế nằm ngửa. Một số bệnh nhân đáp ứng với fludrocortisones 0,1-0,3 mg uống mỗi ngày 1 lần hay clorua natri 1-4 g uống ngày 4 lần. Phải thận trọng giới hạn cao huyết áp khi nằm ngửa, hạ kli máu và quá tải khối lượng tuần hoàn là biến chứng của cách điều trị này. Huyết áp thay đổi theo tư thế có thể do tác dụng giao thoa của các thuốc tăng huyết áp. Điều trị phải tránh các tác dụng có hại này.
- Bệnh bàng quang do thần kinh: nên nghi ngờ trên bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát và phải điều trị đặc hiệu. Bí tiểu cần được đặt xông bàng quang ngắt quãng(3-4 giờ trong ngày giúp cho việc đi tiểu được dễ dàng hơn
- Đại tiểu tiện không tự chủ: cần phân biệt với tình trạng tiêu chảy, và tiêu chảy thì dễ chữa hơn.
4. Bệnh mạch máu lớn
-Bệnh mạch máu lớn thường bị nặng hơn khi bị đái tháo đường. Các bệnh mạch máu ngoại biên này gây thiếu máu và dẫn đến nhiễm khuẩn và khó điều trị bằng kháng sinh. Điều trị phẫu thuật thường cần để điều trị triệu chứng các bệnh mạch máu ngoại biên, có thể dùng pentoxifylline uống 400mg 3 lần mỗi ngày khi không thể điều trị phẫu thuật. Bệnh mạch máu lớn cũng dẫn đến tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tăng mỡ máu và tăng huyết áp sẽ điều trị theo triệu chứng của bệnh. Cần phải bỏ thuốc.
-Bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim xảy ra với tỷ lệ cao ở bệnh nhân đái tháo đường. Phải coi là có bệnh tim khi có khó thở hay khi tăng đường huyết không giải thích được, ngay cả khi các triệu chứng khác của đau ngực cũng không điển hình hay không có. Tốt nhất nên làm điện tâm đồ hàng năm và làm điện tâm đồ gắng sức từng chu kỳ là cần thiết.
5. Bệnh đường tiêu hóa
Là bệnh thần kinh tự động, ảnh hưởng đên sự di động của dạ dày và ruột.
– Ỉa chảy trên bệnh nhân đái tháo đường cần được chẩn đoán , điều trị triệu chứng là cần thiết khi không tìm được nguyên nhân.
– Bệnh dạ dày trống rỗng có thể dẫn đến buồn nôn và nôn nhiều lần. một số bệnh nhân đáp ứng với metoclopramide uống 10-20mg 30-60 phút trước khi ăn sáng và mỗi giờ 1 lần.
6. Bàn chân do đái tháo đường
-Là biểu hiện của bệnh thần kinh mạn tính nặng lên trong nhiều trường hợp vì suy tuần hoàn và nhiễm khuẩn . Mất cảm giác làm cơ thể chịu đựng các chấn thương lặp đi lặp lại do mang giầy chật hay sức nặng cơ thể. Tất cả đều làm hư hại và gây loét da, hoại tử tổ chức và gẫy. Điều trị đặc hiệu là cần thiết để phòng bện và điều trị bệnh ở chân.
– Săn sóc chân phòng bệnh gồm đi giầy vừa vặn, khám hành ngày chỗ tổn thương, cẩn thận khi điều trị những chỗ vết sẹo, cắt và làm sạch móng chân.
– Bệnh nhân bị loét chân phải tuyệt đối tránh đè ép tại chỗ để có thể khỏi bệnh. Những trường hợp bị nhiễm khuẩn và viêm tủy xương có thể do biến chứng của 1 loét sâu. Bệnh sinh thường gặp nhất là liên cầu và tụ cầu vàng. Cắt bỏ các mô hoại tử và các kháng sinh phổ rộng hay phối hợp kháng sinh là cần thiết trong điều trị loét nhiễm khuẩn. Cắt chân có thể cần thiết để phòng nhiễm khuẩn huyết tái phát và tử vong trong trường hợp điều trị bảo tồn sẽ được ưa thích hơn.
Đái tháo đường là căn bệnh mạn tính gây nhiều biến chứng cấp tính cũng như mạn tính. Vì vậy người bệnh đái tháo đường cần có chiến lược chăm sóc sức khỏe tỉ mỉ cũng như kiểm soát đường huyết tốt để tránh các biến chứng này.
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.