Hiện nay, bệnh HIV-AIDS vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.Do đó, việc dự phòng lây nhiễm HIV luôn được ưu tiên hàng đầu.Vậy những trường hợp nào được coi là có nguy cơ?Tỷ lệ lây nhiễm từng trường hợp ra sao?Khi có nguy cơ lây nhiễm cần phải làm gì? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp hết những câu hỏi trên.
Các con đường lây nhiễm HIV.
Các con đường lây nhiễm HIV bao gồm:
-Lây truyền qua đường máu.
Bao gồm việc dùng chung hoặc tiếp xúc chung bơm kim tiêm, tiếp xúc với dịch tiết,máu qua vết thương hoặc truyền máu trực tiếp… Trong đó truyền máu trực tiếp có tỷ lệ lây nhiễm HIV cao nhất,gần như tuyệt đối,tuy nhiên việc truyền máu lây nhiễm rất khó xảy ra do việc kiểm soát chặt chẽ nguồn máu tốt.
Khi dùng chung bơm kim tiêm,nếu bơm kim tiêm không còn máu hoặc chỉ dính một lượng máu rất nhỏ,máu đã khô cứng,để ngoài môi trường không khí lâu khoảng vài ngày thì sẽ không có nguy cơ. Thông thường ngoại trừ các trường hợp dẫm phải bơm kim tiêm thì việc dùng chung bơm kim tiêm chủ yếu ở việc tiêm chích ma túy.Nếu tiêm chích ma túy, dịch máu tươi và tiếp xúc ngay lập tức với cơ thể thì tỷ lệ lây nhiễm có thể đạt từ 10-20%,hoặc cao hơn tùy vào số lượng máu.
Với trường hợp tiếp xúc với dịch tiết và máu thông qua vết thương hở,thì tỷ lệ lây nhiễm còn phụ thuộc vào tính chất của máu và vết thương.Nếu chỉ là các vết trầy xước ngoài da nhỏ, bề mặt nông, hoặc dịch máu đã khô hoặc số lượng rất ít thì tỷ lệ lây chỉ khoảng 0,3-0,5%,thậm chí thấp hơn và không có nguy cơ. Với vết thương sâu, dịch máu rất nhiều có thể đạt tỷ lệ 30-40%,hoặc lên tới 60-70%.
-Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn.
Quan hệ tình dục bao gồm quan hệ tình dục hậu môn (Anal sex), quan hệ đường âm đạo-dương vật (vaginal sex), quan hệ bằng miệng (oral sex).
Tỷ lệ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không an toàn rất thấp, do lượng virus HIV chứa trong các dịch tiết sinh dục, dịch nước bọt không nhiều.Trong đó, quan hệ qua miệng là 0,09-0,1%; quan hệ qua âm đạo-dương vật là 0,3-0,5% và qua đường hậu môn là 1%.
Tỷ lệ lây nhiễm có thể thay đổi tùy vào số lần quan hệ tình dục với người bị HIV, hình thức quan hệ tình dục, thời gian quan hệ tình dục, có các vết thương sinh dục và hành động tắm rửa sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục. Do đó, có các trường hợp chỉ quan hệ duy nhất 1 lần,quan hệ qua đường miệng,thời gian tiếp xúc chỉ vài giây,không có vết thương sinh dục hoặc vết trầy nhỏ,có tắm rửa sạch sẽ cơ quan sinh dục sau quan hệ thì gần như an toàn,không có khả năng lây truyền bệnh.
-Lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
Lây nhiễm HIV từ mẹ sang con trong từng giai đoạn như sau:
+Trong lúc mang thai: 5-10%.
+Trong lúc chuyển dạ sinh: 15-20%.
+ Qua sữa mẹ khi cho con bú: 10-15%.
Như vậy, khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con khoảng 35% nếu không được điều trị dự phòng (con số này giảm xuống còn 5% nếu có điều trị dự phòng mẹ con).
-HIV không lây qua các con đường như ôm,hôn má, bắt tay,ho,hắt hơi,dùng chung nhà vệ sinh,chung chén đũa,quần áo,ngủ chung giường,bể bơi hay côn trùng đốt…HIV chỉ lây nhiễm trực tiếp qua các dịch máu,dịch tiết cơ thể tiếp xúc trực tiếp với vết thường hoặc da,niêm mạc sinh dục.
Khi có nguy cơ lây nhiễm HIV,cần phải làm gì?
Khi có bất kì nguy cơ lây nhiễm HIV nào,có thể dự phòng bằng thuốc PEP trong vòng 72 giờ sau nguy cơ. Đây là thuốc có tác dụng dự phòng bảo vệ tối đa cho người bị lây nhiễm,được dùng duy trì đúng giờ kéo dài 28 ngày .
Thuốc có thể dưới dạng tổng hợp trong cùng một viên hoặc chia nhỏ thành nhiều loại thuốc đơn,một vài phác đồ phơi nhiễm thông thường như sau:
-Phác đồ 1: Tenofovir 300 mg +Lamivudine 300mg+Efavirenz 600mg
-Phác đồ 2: Tenofovir 300mg +Emtricitabine 200mg+ Efavirenz 600mg
-Phác đồ 3: Zidovudine 600mg+ Lamivudine 300mg+Efavirenz 600mg
-Các loại thuốc tổng hợp thành phần như Lamzidvir,Truvada,Trioday, Trustiva…
Việc sử dụng thuốc phơi nhiễm cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.Thuốc có thể gây nên các tác dụng phụ như tăng men gan,hoặc nhức đầu,chóng mặt,rối loạn tiêu hóa…do đó cần được theo dõi và sử dụng cẩn thận.