Hiện này, có rất nhiều phương pháp giúp đình chỉ thai nghén an toàn. Việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tuổi thai, tình trạng sức khỏe của sản phụ… trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu bạn đọc 3 phương pháp thông dụng nhất để phá thai.
- Phá thai bằng thuốc: Đây là phương pháp phá thai nội khoa không cần can thiệp trực tiếp vào tử cung của thai phụ, chỉ áp dụng cho thai dưới 7 tuần tuổi, nằm trong tử cung và thai phụ không mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, tim mạch, hối chứng rối loạn đông máu, thiếu máu, các bệnh về gan thận. Quá trình phá thai diễn ra qua 3 bước: Đầu tiên thai phụ sẽ được uống một loại thuốc có tác dụng làm thai ngừng phát triển, bong thai khỏi niêm mạc tử cung, 2 ngày sau tiếp tục uống loại thuốc khác để tử cung co bóp, tống thai ra bên ngoài thông qua âm đạo, sau 14 ngày thai phụ quay lại khám để đảm bảo ca phá thai đã thành công. Trong trường hợp thai vẫn còn trong bụng mẹ buộc phải áp dụng bổ sung phương pháp phá thai khác, tuy nhiên tỷ lệ này khá hiếm nếu như thai phụ thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ. Phá thai bằng thuốc ít gây đau, diễn ra gần giống như khi thai phụ bị sẩy thai, đây là phương pháp phá thai ra đời sau nhưng đã phổ biến trên toàn thế giới.
- Hút thai: Đây cũng là cách phá thai an toàn, tỷ lệ biến chứng khá thấp, áp dụng cho thai dưới 8 tuần tuổi. Thai phụ sẽ được gây tê ở tử cung, uống thuốc giảm đau và vệ sinh vùng kín trước khi bác sỹ đưa một ống hút vào bên trong tử cung để hút thai ra ngoài. Đây là cách phá thai an toàn, thời gian diễn ra nhanh và chảy máu ít, là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.
- Nạo thai: Áp dụng trong trường hợp thai từ 8 đến 12 tuần. Cũng tương tự như phương pháp hút thai tuy nhiên nạo thai sẽ đưa dụng cụ vào tử cung để nạo. So với hút thai, nạo thai thường gây đau cho thai phụ nhiều hơn.
- Ngoài ra còn có các cách phá thai khác như nong, gắp thai, tuy nhiên do có mức độ rủi ro cao nên chỉ thực hiện khi có ý kiến chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.