Trang chủSức khỏe nam giớiCác xét nghiệm trong chẩn đoán vô sinh nam ( kì 2)

Các xét nghiệm trong chẩn đoán vô sinh nam ( kì 2)

3. Phân loại chẩn đoán

–  Những bệnh nhân bị suy sinh dục, bị vô sinh qua khám lâm sàng, tinh dịch đồ và xét nghiệm nội tiết, có thể phân loại chẩn đoán thuộc 1 trong 3 dạng: (1) suy sinh dục- suy hạ đồi, tuyến yên, (2) tổn thương các ống sinh tinh không hồi phục, (3) thiểu tinh nguyên phát.

–  Suy sinh dục- suy hạ đồi, tuyến yên: những bệnh nhân này bị thiểu tinh hoặc vô tinh. Xét nghiệm nội tiết có testosterone, LH, FSH đều thấp và có thể có tăng prolactin. Chẩn đoán phân biệt của hội chứng này bao gồm bệnh của vùng hạ đồi, u tuyến yên, thiếu hụt LH bẩm sinh (hội chứng Kallman), suy dinh dưỡng nặng và nhiễm trùng. Test kích thích GnRH giúp phân biệt giữa bệnh lý ở hạ đồi hay ở tuyến yên. Đôi khi, một số bệnh nhân có testosterone thấp và gonadotropin ở mức bình thường. Trường hợp này có thể là do bất thường SHBG (testosterone gắn với globulin) hoặc bất thường hoạt tính sinh học của LH. Điều này có thể phát hiện nhờ đo nồng độ testosterone tự do và hoạt tính sinh học của LH.

–  Tổn thương ống sinh tinh không hồi phục: có thể chia làm 2 loại: suy sinh dục kèm tăng gonadotropin và tổn thương tế bào mầm nguyên phát. Bệnh nhân thuộc loại thứ nhất có testosterone thấp và tăng LH, FSH, bị thiểu tinh hoặc vô tinh. Loại này có chẩn đoán phân biệt với thiểu năng tuyến sinh dục, kháng hormon. Test kích thích bằng hCG hiếm khi được chỉ định.

–  Bệnh nhân bị tổn thương tế bào mầm nguyên phát có testosterone và LH ở mức bình thường, FSH tăng cao. Biểu hiện là thiểu tinh nặng hoặc vô tinh. Trong tương lai, việc xét nghiệm inhibin huyết thanh có thể giúp chẩn đoán cho trường hợp này.

–  Thiểu tinh nguyên phát : thường có LH, FSH, testosterone ở mức bình thường. Biểu hiện duy nhất là thiểu tinh và vô sinh.

4.  Điều trị :

–  Suy sinh dục- suy hạ đồi- tuyến yên : về bệnh căn của suy sinh dục- suy hạ đồi- tuyến yên có thể là bẩm sinh hay mắc phải. Trước kia ta đã biết đến hội chứng Kallman, một bệnh suy sinh dục- suy hạ đồi- tuyến yên nguyên phát do bất thường sự tiết GnRH. Các nguyên nhân mắc phải bao gồm u, nhiễm trùng, bệnh tự miễn gây tổn thương tuyến yên. Tăng prolactin huyết có thể gặp trong u tuyến yên là một nguyên nhân cũng thường gặp ở dạng bệnh này. Việc điều trị bao gồm làm nhỏ khối u song song với dùng dopamine đồng vận để đưa các giá trị nội tiết về mức bình thường.

–  Suy sinh dục- suy hạ đồi- tuyến yên có một sự thiếu hụt LH và FSH gây nên thiếu sản xuất testosterone và sinh tinh tại tinh hoàn. Việc điều trị với gonadotropin ngoại sinh hoặc bằng GnRH đã ghi nhận cải thiện được khả năng sinh tinh và nhiều cặp vợ chồng đã có thai. Cách điều trị hiện nay thường dùng hCG hoặc hMG dựa vào cơ chế hCG kích thích tế bào leydig bài tiết testosterone và estradiol, tuy nhiên nếu hormon này tăng quá cao sẽ ức chế tiết FSH qua phản hồi âm lên hạ đồi và tuyến yên. Dù sao, hCG cũng được dùng điều trị cho những bệnh nhân suy sinh dục- suy hạ đồi, tuyến yên không kèm tăng prolactin. Việc điều trị chỉ với hCG liều 6000-8000 IU chia làm 3 lần/tuần trong vòng 18-24 tuần, có khả năng hồi phục sự sinh tinh, làm tăng số lượng tinh trùng và một số trường hợp đã có thai (Sherins 1984, Howards 1986).

–  Bệnh nhân bị suy sinh dục- suy hạ đồi nguyên phát có thể trị liệu thay thế với GnRH với điều kiện tuyến yên không bị tổn thương. Hoffman và Crowley (1982) đã cấy dưới da máy bơm GnRH. Kết quả sau 1 tuần điều trị, gonadotropin đã gia tăng đến mức bình thường và sự sinh tinh đã được hồi phục.

–  Tổn thương tế bào mầm không hồi phục : việc điều trị bằng nội tiết không đem lại kết quả mà phải dùng các KTHTSS (có thể phải dùng tinh trùng người cho).

–  Thiểu tinh nguyên phát :

+ Trị liệu androgen :
Có 2 cách trị liệu bằng androgen: testosterone liều thấp và testosterone liều cao. Testosterone liều thấp được cho 10-50mg methyltestosterone/ngày, hoặc 50-70mg mesterolone/ngày trong tối thiểu 3 tháng để bổ sung sự thiếu hụt testosterone nội sinh và kích thích quá trình sinh tinh.
Testosterone liều cao hay dùng là loại testosterone enanthate, 200-250mg tiêm bắp mỗi 2 tuần. Tuy nhiên với liều này cho thấy ức chế LH và sự sinh tinh (Peterson 1968, Keough 1976, Franchimont 1975).
+ Trị liệu gonadotropin :
Người ta đã thử điều trị bệnh nhân bị thiểu tinh bằng gonadotropin giống như các bệnh nhân bị suy sinh dục- suy hạ đồi, tuyến yên nhưng không thành công (Rosenberg 1976, Sokol 1982)
Trị liệu bằng antiestrogen (clomiphene, tamoxifen) :
Được dùng phổ biến nhất trong điều trị thiểu tinh. Cơ chế tác dụng là ức chế cạnh tranh với estrogen bằng cách chiếm giữ các thụ thể của estrogen ở hạ đồi và tuyến yên, làm trở ngại phản hồi âm của steroid sinh dục lên hạ đồi và tuyến yên, đưa đến tăng tiết GnRH, kích thích tuyến yên tiết gonadotropin làm tăng sản xuất testosterone, kích thích sự tạo thành và trưởng thành của tinh trùng. Ngoài ra, loại thuốc này còn có tác dụng trực tiếp lên tinh hoàn, làm ngăn cản sự ức chế của estradiol lên chức năng của tế bào leydig, từ đó cũng làm tăng sự sản xuất tinh trùng (Adashi 1985).

Chú ý: Khi bạn có bất  kì thắc mắc về bệnh này hãy gọi điện đến tổng đài của chúng tôi theo số máy 19006237 để được tư vấn cụ thể.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT