Cam thảo còn có Tên khác là Cam thảo nam, thổ cam thảo, dã cam thảo.
cam thảo là loại dược liệu phổ biến ở nước ta Cam thảo ngoài là một vị thuốc tốt thì còn là thức uống quen thuộc với nhiều người
Trong các bài thuốc Đông y, cam thảo được dùng rất phổ biến là nhờ tác dụng đa năng của vị thuốc này. Cam thảo vị ngọt, tính bình, chủ yếu dùng vào bổ tì, thanh nhiệt, giải độc, hoãn cấp, nhuận phế và là vị thuốc dược tính điều hòa.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng cam thảo có chứa một số chất giúp làm giảm sưng, giảm ho và tăng lượng các chất trong cơ thể , nhanh chữa lành vết loét.
Cam thảo có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm cholesterol, giải độc, bảo vệ gan, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tính năng của cam thảo sẽ thay đổi tùy cách sao chế.
- cam thảo sao : Có tính ấm, dùng để chữa Tỳ vị hư nhược, kém ăn, đau bụng do tiêu chảy, ho do yếu phổi, sốt do mệt mỏi…
- Dùng cam thảo sống: Cam thảo có tính mát, sử dụng giúp giải nhiệt, hạ hỏa cho cơ thể, chữa bệnh loét đường tiêu hóa, giải độc.
Đặc biệt, cam thảo dược liệu còn có khả năng hỗ trợ giải chất độc của độc tố uốn ván gây ra.
Tác dụng bổ tỳ của cam thảo trong những trường hợp người ốm đau lâu ngày, chân tay vô lực, ăn uống kém , đi ngoài phân lỏng
Tác dụng thanh nhiệt thường sử dụng cam thảo dưới dạng sống, trị các vết lở loét, nhiệt miệng viêm tấy rất tốt.
Không chỉ vậy cam thảo còn có tác dụng rất tốt trong điều trị các chứng ho trong các bệnh hô hấp. sau khi uống có thể làm niêm mạc họng giảm bớt kích thích, thích hợp với chứng viêm họng, cam thảo còn có tác dụng ức chế vi khuẩn lao, phối dùng với thuốc chống lao, dùng chữa lao phổi.
Tác dụng phụ khi sử dụng cam thảo dược liệu
Cam thảo gần như an toàn với người sử dụng tuy nhiên nếu sử dụng hàng ngày sẽ gây ra 1 số tác dụng phụ như:
- Suy nhược, nồng độ kali thấp, tê liệt hoặc tổn thương não,… ở người khỏe mạnh.
- Nhai cam thảo trực tiếp dễ mắc chứng cao huyết áp
- Làm mất kinh nguyệt ở phụ nữ
- Triệu chứng nhức đầu, giữ nước và natri
- Làm giảm khả năng quan hệ tình dục và chức năng sinh lý ở nam giới.
4. Có nên sử dụng cam thảo thường xuyên?
Nhiều người Việt sử dụng cam thảo là loại nước giải nhiệt hàng ngày. Tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách hoặc thường xuyên cam thảo sẽ gây ra những nguy cơ có hại cho cơ thể thay vì là dược liệu tốt cho sức khỏe.
Vào mùa hè, nhiều người Việt kết hợp giữa nhân trần và cam thảo để thành nước uống. Theo Đông y, sự kết hợp này sẽ gây ra bệnh tăng huyết áp bởi: Cam thảo vị ngọt, có tính chất giữ nước, trong khi nhân trần có vị đắng, cay tính hàn, giúp đào thải. Vì vậy thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo gây tương tác thuốc, tiềm ẩn những nguy hại cho người dùng, nhất là bệnh tăng huyết áp.
Không nên sử dụng cam thảo trong thời gian dài vì trong cam thảo có chứa từ 6-14%, có loại cam thảo còn chứa đến 23% glycyrizin. Glycyrizin là chất có vị ngọt gấp 50 lần so với đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. Vì vậy, nếu uống quá nhiều cam thảo đặc sẽ bị tăng huyết áp, giảm kali trong máu.
Cam thảo giúp lợi mật, nhuận gan. Khi cơ thể hoàn toàn bình thường mà uống cam thảo sẽ khiến gan và mật tự tiết ra dẫn tới hoạt động quá sức dễ gây tổn thương gan, mật, mất cân bằng, từ đó sinh bệnh.