Trang chủSức khỏe trẻ emCảnh giác với tình trạng “chết đuối trên cạn “ ở trẻ...

Cảnh giác với tình trạng “chết đuối trên cạn “ ở trẻ nhỏ

Vào mùa hè,nhiều gia đình thường tổ chức đi bơi để giải tỏa nóng bức.Tuy nhiên có không ít trường hợp đuối nước xảy ra,dù cha mẹ đã dặn dò con trẻ và quan sát cẩn thận. Bên cạnh đó, kể cả khi con trẻ đã lên bờ an toàn vẫn có thể xảy ra tình trạng “Chết đuối trên cạn “- một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu.

Chết đuối trên cạn là như thế nào?

Chết đuối trên cạn hay còn gọi là chết đuối khô, xảy ra khi nạn nhân trước đó đã suýt chết đuối nhưng may mắn được cứu, tuy nhiên sau đó dù nạn nhân lên bờ vẫn tỉnh táo, tim vẫn đập,nhịp thở bình thường nhưng do một lượng nước từ lần chết đuối hụt trước đó vẫn tồn đọng ở phổi, lấp khoảng trống chứa oxy của phổi làm giảm oxy cung cấp cho máu . Chết đuối trên cạn có một đặc điểm khác so với chết đuối bình thường là triệu chứng xuất hiện muộn, có thể xảy ra trong 72 giờ kể từ khi trẻ chết đuối hụt.

Dấu hiệu nhận biết “Chết đuối trên cạn” và cách xử trí

Trong 72 giờ sau khi bơi, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu sau ở trẻ, cần ngay lập tức sơ cứu và chuyển tới cơ sở bệnh viện gần nhất:

-Mệt mỏi quá mức, rất buồn ngủ

-Khó thở,thở nặng

-Ho dữ dội,nôn thốc nôn tháo

-Đau đầu, tức ngực,tím tái,mạch nhanh, rối loạn nhịp thở…

– Thay đổi tâm trạng đột ngột,khó kiểm soát, khó chịu, ,cáu gắt, hung hăng,nói lắp,chậm chạp…

Cần nhanh chóng cần thực hiện các bước sơ cứu cơ bản trong thời gian đợi cứu thương tới:

– Đặt nạn nhân vác lên vai, 2 chân phía trước, đầu chúc ra sau để nước chảy ra .

– Kiểm tra mạch, tiến hành hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực

Đề phòng chết đuối trên cạn ở trẻ.

Ngăn ngừa chết đuối trên cạn bằng các biện pháp phòng ngừa thích hợp như:

-Cho trẻ tham gia các lớp học bơi và an toàn khi bơi

-Mặc đầy đủ quần áo bảo hộ, có mũ ,kính và bịt tai.

-Hướng dẫn trẻ các động tác khởi động trước khi xuống nước,đưa trẻ xuống nước từ từ để quen dần với áp lực nước.

– Luôn theo dõi khi trẻ xuống nước , không để trẻ bơi một mình, cho trẻ bơi ở những khu vực có nhân viên cứu hộ.

-Cha mẹ cũng cần có kiến thức về hồi sức tim phổi,hô hấp nhân tạo.

-Quan sát và theo dõi trẻ ngay cả khi trẻ đã lên bờ, đặc biệt trong vòng 72 giờ đầu.

Bên cạnh những lợi ích thiết thực của việc bơi lội như hoàn thiện chiều cao, giải tỏa căng thẳng, tạo hứng thú,sở thích của con…thì vẫn còn đó những nguy cơ mà cha mẹ cần chú ý. Cha mẹ không nên chủ quan, hãy đưa con đi khám nếu thấy những dấu hiệu tiềm ẩn bất thường.

>>>Các thông tin khác: Sơ cứu khi ngạt nước.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT