Chăm sóc rốn cho trẻ là việc mà các mẹ cần quan tâm để ý,giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt.Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến các bước chăm sóc rốn cho trẻ và những biểu hiện nhiễm trùng rốn mẹ cần lưu ý,tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Chăm sóc rốn cho trẻ đúng cách.
Thông thường, rốn của trẻ sau 5 – 7 ngày mới rụng,con so rụng muộn hơn con dạ, trẻ đẻ non rụng muộn hơn trẻ đẻ đủ tháng.
-Khi rốn trẻ chưa rụng,mẹ cần thay băng rốn hàng ngày,nhất là trong ba ngày đầu. Cách thay băng rốn cho trẻ,mẹ cần tiến hành như sau:
+Cần rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi thay băng rốn cho trẻ.
+Tháo bỏ băng rốn cũ.Sau đó dùng bông tẩm cồn 90 độ bôi vào cuống rốn để diệt trùng ( bôi ở đầu cuống rốn rồi bôi xuống thân và chân rốn). Không nên dùng cồn i-ốt vì da bụng của bé có thể gặp phải tình trạng mẫn cảm.
+Lấy một miếng gạc vuông ,một nửa phần cho vào chân cuống rốn, phần gạc còn lại đắp lên trên.
+Băng rốn lại bằng băng sạch quấn ngang bụng, không quấn quá chặt hay quá dày.
Nếu không gian nơi ở thoáng, rộng ,không có ruồi muỗi ,không ô nhiễm thì có thể để cuống rốn hở,rốn sẽ chóng khô và mau rụng hơn.
-Khi rốn rụng thì cần giữ khô ráo, sạch sẽ, có thể dùng bông y tế cuốn vào tăm sạch nhúng cồn 75%, lau thật sạch các chất tiết ra ở quanh lỗ rốn. Không nên dùng tã lót cuốn quanh rốn để tránh bị nhiễm trùng. Nếu tồn tại nụ rốn có thể chấm nitrac bạc để làm nhanh quá trình thành sẹo.
Những biểu hiện của nhiễm trùng rốn trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng rốn có thể khu trú hoặc lan rộng, không còn ranh giới bình thường giữa da và niêm mạc rốn chỗ thắt hẹp ,thậm chí có thể lan rộng ra thành bụng.
Những biểu hiện nhiễm trùng rốn:
-Xung quanh rốn sưng đỏ tấy.
-Đầu rốn chảy ra các chất mủ hoặc rỉ ra chất dịch nhiều mủ, có mùi hôi thối khó chịu. Nếu không chữa trị tốt có thể sẽ phát triển thành vết sưng, mưng mủ ở quanh rốn hoặc chứng bại huyết.
-Có thể có các dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân như trẻ sốt, lừ đừ, bỏ bú.
Điều trị viêm rốn ở trẻ sơ sinh
Khi phát hiện ra trẻ bị viêm rốn, nếu bệnh trong giai đoạn nhẹ có thể dùng bông y tế thấm cồn 35° lau sạch lỗ rốn, sau đó dùng dung dịch ôxy già 3% lau chùi hết mủ hoặc các chất tiết ra. Nếu đầu rốn còn lại đó bị rụng thì cần phải lật mở lỗ rốn ra.
Trường hợp chân rốn có mủ tại chỗ:
Oxacillin uống x 5-7 ngày, hoặc Cephalosporin thế hệ 2 uống (Cefaclor, Cefuroxime). Trường hợp rốn mủ và nề đỏ cứng quanh rốn: Ampicillin TM/ Oxacillin TM + Gentamycin TB.
Việc chăm rốn cho trẻ sơ sinh rất quan trọng, mẹ cần theo dõi những dấu hiệu bất thường ở trẻ để có hướng điều trị hiệu quả và kịp thời.