Trang chủSức khỏe Mẹ-BéĐiều cần biết khi chuẩn bị mang thai lại sau hỏng thai

Điều cần biết khi chuẩn bị mang thai lại sau hỏng thai

Sảy thai là điều không ai mong muốn, để mang thai lại an toàn khỏe mạnh chị em phụ nữ cần chú ý đến sức khỏe và tinh thần để đảm bảo khả năng mang thai hiệu quả và có một thai kỳ khỏe mạnh.

 1. Chấp nhận sự thật và lấy lại tinh thần

Khi gặp những  nỗi buồn trong cuộc sống hãy chia sẻ nỗi mất mát cùng bạn bè, người thân họ sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và thoải mái hơn về tinh thần, đồng thời cũng là những người chăm sóc sức khỏe cho bạn tốt nhất. Nhờ đó, bạn sẽ nhanh chóng phục hồi về mặt tâm lý và lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

Những mất mát cũng đã xảy ra, bạn hãy luôn nhớ rằng quá khứ không thể lấy lại và điều xảy ra là điều mình không mong muốn. Hãy học cách đối mặt với mất mát đã xảy ra và nghĩ tới những điều tốt đẹp phía trước rằng các bạn vẫn có khả năng sinh những bé khác khỏe mạnh. Bởi vậy thay vì ngồi khóc lóc buồn bã bạn nên chăm sóc cơ thể của mình để chuẩn bị cho lần mang thai sau thuận lợi.

2. Tĩnh dưỡng nghỉ ngơi đảm bảo sức khỏe

Trong vòng 24 giờ đầu sau khi thai hỏng ra khỏi cơ thể hoàn toàn hãy dành thời gian nghỉ ngơi tĩnh dưỡng để hồi phục lại sức khỏe. Sau sảy thai, thai lưu sức khỏe bạn còn yếu vợ chồng cần chú ký kiêng quan hệ tình dục ít nhất trong vòng 2-4 tuần đầu sau hỏng thai.

Đồng thời cần hạn chế các công việc đòi hỏi phải vận động cơ thể quá nhiều vì chúng có thể khiến bạn bị chảy máu hoặc bị kiệt sức. Không được mang vác những thứ quá nặng và hạn chế những động tác buộc bạn phải cúi gập người về phía trước thường xuyên để giảm tác động vào tử cung, giúp tử cung nhanh hồi phục để chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo.

Trong những lúc khó khăn và buồn này bạn đừng kìm nén cảm xuacs hãy chia sẻ với chồng và những người thân yêu nhất. Cũng nên lắng nghe và động viên chồng bạn vì anh ấy cũng là người cha nên buồn đau là không thể tránh khỏi.

Cùng  chia sẻ những suy nghĩ thành thật từ đáy lòng có thể giúp bạn và chồng bạn hiểu nhau hơn. Từ đó, cả hai sẽ cùng vượt qua khó khăn một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng nhất.

3. Lên kế hoạch cho một thai kỳ mới

Bí quyết chăm sóc sức khỏe quan trọng nhất dành cho các bà mẹ không may bị sẩy thai đó là bạn hãy chuẩn bị chu đáo về sức khỏe, tinh thần của cả 2 vợ chồng như sau:

Để có một thai nhi tốt, người chồng cần chú ý:

– Chế độ ăn uống hợp lý là điều quan trọng:  các ông chồng hãy nhớ ăn uống đủ dưỡng chất và an toàn giúp cơ thể và tinh trùng được khỏe mạnh. Tích cực với những thực phẩm giàu axit folic, kẽm, vitamin C, ngũ cốc, rau lá xanh đậm, thịt hải sản, trứng, bưởi, cam, chanh, nho…

– Tránh và hạn chế những điều sau: tránh mặc đồ bó sát, ngồi quá lâu, ngâm mình trong bồn tắm hơi. Hạn chế thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.

– Chú ý hạn chế tác hại từ nghề nghiệp, môi trường sống: Nếu môi trường làm việc có tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ… thì nên thay đổi công việc hoặc có biện pháp giảm thiểu tối đa rủi ro từ môi trường.

– Làm việc và nghỉ ngơi: Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mệt mỏi, căng thẳng.

Chuẩn bị sức khỏe tinh thần của người vợ:

– Kiểm tra và ghi nhớ nguyên nhân gây sảy thai, thai lưu để trao đổi với bác sỹ về

-Cần loại trừ khả năng nhiễm những bệnh virus nguy hiểm cho thai nhi bằng cách kiểm tra khả năng miễn dịch rubella, thủy đậu, bệnh phụ khoa, chủng ngừa cúm, rubella…

– Các chị em hãy nhớ kiểm soát cân nặng và các bệnh lý toàn thân: vì cân nặng ở mức trung bình sẽ giúp dễ thụ thai hơn, không để béo phì quá mức, phòng và điều trị các bệnh rang miệng, da liễu, tiêu hóa, hô hấp… qua kiểm tra sức khỏe tổng quát.

– Tăng cường dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thể dục: Nên dành khoảng 30 phút tập thể dục hàng ngày. Cần bỏ rượu, cà phê, thuốc lá. Cà phê có thể làm giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ kích thích thần kinh, dễ dẫn đến sảy thai, chỉ nên dùng khoảng 200 mg mỗi ngày.

– Người mẹ cũng cần giảm thiểu rủi ro từ môi trường làm việc và sinh hoạt. Tránh tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, chất phóng xạ, các chất trong môi trường sống như chất tẩy rửa, dung môi, chì trong nước uống…

-Về dinh dưỡng cần lưu ý:

Bổ sung sắt, axit folic: Uống 400 mcg axit folic mỗi ngày trong 1-3 tháng trước khi có thai.

Tăng cường thực phẩm giàu sắt từ rau (rau ngót, rau muống), thịt nạc (thịt bò, thịt trâu), cá biển… Sắt từ thịt hấp thu tốt hơn từ rau 2-3 lần.

Nâng cao tiêu chuẩn dinh dưỡng, chọn thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, giàu protein, thêm rau quả.

Thực phẩm cần thận trọng: Sản phẩm chưa được tiệt trùng như phô mai, sữa, thịt, cá sống…, trứng tái, thịt nấu chưa chín, thịt chế biến sẵn… có thể dẫn đến nhiễm trùng bào thai, sảy thai, thai lưu. Các loại cá chứa hàm lượng Hg cao như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình… có thể gây tổn thương não thai, thai chậm phát triển. Thực phẩm làm tăng co bóp tử cung có thể gây sẩy thai như rau sam, táo mèo, long nhãn, ba ba…

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT