Trang chủSỨC KHỎE TỔNG QUÁTĐiều trị sốt xuất huyết bằng y học cổ truyền

Điều trị sốt xuất huyết bằng y học cổ truyền

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây nên. Người  bị bệnh là do một loại muỗi vằn ( muỗi Aedes aegypti) đốt truyền từ người bệnh sang người lành.

1. Chẩn đoán sốt xuất huyết

– Sốt cao đột ngột, kéo dài 2-7 ngày.

– Những biểu hiện xuất huyết : kể cả dấu hiêu dây thắt dương tính và bất kỳ dấu hiệu nào sau đây :

+ Điểm xuất huyết , ban xuất huyết, vết bầm máu.

+ Chảy máu cam, chảy máu chân răng.

+ Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu.

–  Gan to, tuy nhiên hội chứng gan to không phải là một hội chứng thường gặp.

– Sốc : biều hiện bằng mạch nhanh yếu và kẹt  huyết áp động mạch ( < 20mmHg) hoặc huyết áp thấp kèm theo nổi da gà, lạnh và li bì, vật vã.

* Cách tiến hành nghiệm pháp dây thắt :

– Đo huyết áp ở cánh tay.

– Giữ băng đo huyết áp ở áp lực trung bình ( trung bình cộng của huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu ) trong 5-7 phút.

– Hạ thật nhanh hơi trong băng huyết áp , đợi cho màu da phía dưới băng đo huyết áp trở về bình thường.

– Tìm chấm xuất huyết ở mặt trước cánh tay, chỗ nếp gấp cẳng tay – cánh tay trên một diện tích da là 1cm2.

– Đọc kết quả : + Dưới 5 chấm xuất huyết : dấu hiệu dây thắt (-)

+ Từ 5 chấm xuất huyết trở lên : dấu hiệu dây thắt ( + )

2. Phân độ xuất huyết

* Độ 1 :

– Sốt cao

– Biểu hiện xuất huyết : dấu hiệu dây thắt dương tính ( + )

– Tăng thẩm thấu trong mao mạch nhẹ.

– Tiểu cầu giảm nhẹ

* Độ 2

– Như độ 1 , kèm theo :

– Xuất huyết dưới da và các biểu hiện xuất huyết tự phát khác

– Thoát huyết tương nhẹ

– Tiểu cầu giảm nhẹ

* Độ 3

– Mạch nhanh và yếu, huyết áp kẹt và tụt, da lạnh tái, vật vã.

– Chảy máu bất thường , ồ ạt.

– Thoát huyết tương  gây choáng

– Tiểu cầu giảm nhiều .

– Tăng thể tích hồng cầu.

* Độ 4

– Thân nhiệt tăng đột ngột , huyết áp không đo được, mạch không bắt được.

– Choáng mất máu.

– Đông máu lòng mạch.

3. Điều trị sốt xuất huyết theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền xếp bệnh sốt xuất huyết vào ôn bệnh và ôn dịch ( ôn bệnh vì có tính chất lây lan thành dịch ) . Nhiệt tà tác động vào dinh , vệ , khí huyết.

Qua nhiều năm , thuốc y học cổ truyền có khả năng điều trị tốt bệnh sốt xuất huyết  độ 1, độ 2 ).

Pháp trị : Thanh nhiệt , lương huyết , giải độc, nâng cao thể trạng.

Nguyên tắc điều trị chung :

–         Uống thuốc cổ truyền .

–         Kết hợp , ăn nhẹ dễ tiêu.

*  Bài thuốc 1 :

Lá cúc tần    : 12g ( hạ sốt )

Cỏ mực ( nhọ nồi ) : 16g ( cầm máu )

Mã đề                     : 16g ( lợi tiểu )

Trắc bách diệp( sao đen ) : 16g ( cầm máu )

Sắn dây                             : 20g ( thanh nhiệt )

Rau má                             : 16g( nhuận gan, thanh nhiệt )

Lá tre                                : 16g ( hạ sốt , thanh nhiệt )

Gừng tươi                         : 3 lát ( kích thích tiêu hóa, chống nôn, ôn vị )

Nếu không có sắn dây thì thay bằng lá dâu: 16g

Nếu không có trắc bách diệp thì bằng lá sen sao đen 12g  hoặc kinh giới sao đen 12g.

Cách dùng : cho 600ml nước sạch , đun sôi 30 phút , để ấm , uống ngày 3 lần.

* Bài thuốc  2 :

Cỏ mực ( sao vàng )      20g ( chỉ huyết, nhuận huyết )

Cối xay ( sao vàng )       12g ( lợi tiểu, hạ sốt , giải độc )

Rễ cỏ tranh :                    20g  (lợi tiểu, hạ sốt, giải độc)

Sài đất                            20g ( thanh nhiệt, giải độc )

Kim ngân                    12g( Thanh nhiệt, giải độc )

Hạ khô thảo                 12g ( lợi tiểu, thanh can hỏa, hoạt huyết )

Hoa hòe                        10g ( bền thành mạch )

Gừng tươi                     3 lát ( kích thích tiêu hóa , chống nôn, ôn vị )

Nếu không có hạ khô thảo thì thay bằng Bồ công anh 12g

Cách dùng cho 600ml nước sạch , đun sôi 30 phút, để ấm, ngày uống 3 lần.

*  Bài 3 :

Cỏ mực  : 20g

Cam thảo : 6g

Hoạt thạch : 12g ( lợi tiểu, hạ sốt )

Mã đề  : 16g ( lợi tiểu, hạ sốt )

Gừng tươi : 3 lát

Nếu không có hoạt thạch thì thay bằng Cối xay : 12g

Nếu không có mã đề thì thay bằng lá tre : 16g

Cách dùng : Cho 600ml nước sạch , đun sôi 30 phút, để ấm, uống ngày 3 lần. Nếu hết sốt thì ngừng dùng thuốc ngay.

*  Bài thuốc 4 :

Hoạt thạch : 6 phần

Cam thảo : 1 phần

–  Cách dùng : tán bột trộn đều, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê, hết sốt ngừng thuốc ngay.

*  Các bài thuốc trên dùng cho trẻ em  như sau :

– Trẻ  em từ 1-5 tuổi : liều bằng 1/3 người lớn

– Trẻ  em từ 6-13 tuổi: liều bằng 1/2 người lớn

– Trẻ  em từ 14 tuổi trở lên : Liều bằng liều người lớn

– Trẻ còn cho con bú : cho mẹ uống thuốc , qua sữa điều trị cho con.

* Giai đoạn hồi phục : Bệnh nhân hết sốt , các nốt xuất huyết lặn dần , người bệnh mệt mỏi , không muốn ăn , sức khỏe suy sụp.

Bài thuốc 5 : Bổ trung ích khí

Đảng sâm : 16 g

Bạch truật : 12g

Trần bì : 08g

Hoàng kỳ : 12g

Sài hồ : 10g

Thăng ma : 08g

Cam thảo : 06g

Đương quy : 12g

Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, hoặc có thuốc hoàn thì uống theo chỉ dẫn ghi trong đơn. ( không dùng cho trẻ em )

 4.  Thuốc uống phòng dịch trong khu vực đang có dịch lưu hành.

 Dùng bài thuốc số 2 sắc uống trong suốt vụ dịch, uống thay nước uống hàng ngày.

*Chỉ định điều trị SXH bằng thuốc cổ truyền:

– Sốt xuất huyết độ I, độ II.

*Chống chỉ định:

– Sốt xuất huyết độ III, độ IV. Những trường hợp này nhất thiết phải điều trị bằng Y học hiện đại. Có thể sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền để điều trị phối hợp.

– Bệnh nhân SXH đang có sốt cao không được dùng Nhân sâm và các chế phẩm có Nhân sâm.

Chú ý : Khi có các dấu hiệu : Sốt cao đột ngột, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen, ở trong vùng đang có dịch bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số máy 19006237 để được hướng dẫn cụ thể.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT