Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể xảy ra ở tất cả các phần trong hệ tiết niệu ở mọi lứa tuổi, giới tính khác nhau. Bệnh này tuy không nặng nhưng lại dễ tái phát và gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phòng ngừa và điều trị sớm, tích cực.
Khoảng 25% phụ nữ có tiền sử nhiễm trùng đường tiểu bị tái phát không biến chứng.
1.Nguyên nhân nhiễm khuẩn tiết niệu
Nước tiểu là môi trường rất thuận lợi cho sự sinh sôi phát triển của các loại vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu là: E.Coli (khoảng 80% các trường hợp); Proteus, Enterobacter,…
Ngoài ra, các loại vi trùng trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp là Chlammydia, lậu cầu…
2. Các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn
Tiền sử: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trước 15 tuổi, thai kỳ
Bệnh lý: Đái tháo đường, sa khung xương chậu
Bí tiểu, gia tăng lượng nước tiểu tồn dư
Tăng tần suất quan hệ tình dục, quan hệ với bạn tình mới
Sử dụng thuốc: thuốc diệt tinh trùng, màng ngăn âm đạo
3.Triệu chứng lâm sàng
Không phải người mẹ nào sau sinh khi bị bệnh cũng có các dấu hiệu trên lâm sàng một cách điển hình và rõ rệt nhưng bệnh nhân thường có triệu chứng:
-Có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần, mỗi lần chỉ được một lượng ít nước tiểu.
-Ngoài ra có thể quan sát triệu chứng đặc biệt khác tùy theo phần nào của đường tiết niệu bị nhiễm trùng.
–Nếu là bị viêm bể thận cấp tính: đau vùng hông lưng hoặc mạng sườn, sốt cao, có thể kèm theo có run, buồn nôn và nôn.
–Nếu là viêm bàng quang: cảm giác tức nằng vùng bụng dưới hoặc đau tức, khó chịu vùng hạ vị, tiểu buốt, rắt và nước tiểu có mùi hôi.
–Nếu là viêm niệu đạo: cảm giác bỏng rát khi đi tiểu
4. có thể dẫn đến những trường hợp xấu
-Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp (viêm bàng quang, viêm niệu đạo) nếu điều trị muộn hoặc điều trị không hiệu quả sẽ diễn biến thành nhiễm khuẩn ngược dòng gây viêm thận bể thận.
– Có sốt (viêm thận bể thận, viêm tiền liệt tuyến) có thể dẫn đến biến chứng nhiễm khuẩn máu (vi trùng xâm nhập máu) với nguy cơ sốc nhiễm trùng rất nguy hiểm đến tính mạng.
-Nhiễm khuẩn có thể gây áp-xe thận, hủy hoại thận hoặc có thể dẫn đến suy thận.
-Viêm tiền liệt tuyến có thể gây biến chứng đặc hiệu là bí tiểu cấp tính hoặc viêm tinh hoàn.
-Với phụ nữ có thai, tất cả các dạng nhiễm khuẩn tiết niệu đều nguy hiểm cho mẹ và cả thai nhi với nguy cơ sẩy thai hoặc đẻ non.
5. Nguyên tắc điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Nguyên tắc cơ bản trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu là: kháng sinh + uống nhiều nước + điều trị yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, việc dự phòng là quan trọng nhất bao gồm dự phòng yếu tố nguy cơ; dự phòng các biến chứng; dự phòng nhiễm khuẩn thứ phát.
Với những bệnh nhân có nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát thường xuyên (trên 4 lần/năm) có thể sử dụng kháng sinh dự phòng liều thấp. Những loại kháng sinh thường dùng điều trị dự phòng tái phát nhiễm khuẩn tiết niệu là nitrofurantoin, beta lactam (cephalexin), quinolon (ofloxacin, norfloxacin). Thường uống trước khi đi ngủ hay sau giao hợp.
Đối với phụ nữ có thai có thể dùng kháng sinh dự phòng liên tục hoặc sau quan hệ như nitrofurantoin, cephalexin cho các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát trước khi mang thai, dai dẳng hoặc có thêm yếu tố nguy cơ.
Ngoài ra, các loại thuốc từ thảo dược cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt: uống thường xuyên nước râu ngô, bông mã đề cũng đưa lại hiệu quả trong dự phòng viêm bàng quang tái phát ở phụ nữ.
6. Dự phòng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Uống đủ nước (trên 2 lít/ngày)
Không nhịn tiểu lâu vì việc nước tiểu tồn đọng lâu trong bàng quang sẽ là nguyên nhân thuận lợi cho nhiễm khuẩn tiết niệu
Quan hệ tình dục lành mạnh
Kiểm soát các yếu tốn nguy cơ: bệnh đái tháo đường, táo bón, dị tật đường tiểu.
Nhiễm khuẩn tiết niệu thường hay trong cuộc sống gây cảm giác ngứa, đau, khó chịu cho bệnh nhân . Nếu không được thăm khám và điều trị sớm dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.