Định nghĩa
Co giật là trạng thái rối loạn tạm thời về ý thức, vận động, cảm giác, thần kinh tự động do sự phóng điện đột ngột quá mức và nhất thới của một số nơron.
Co giật là một rối loạn thường gặp trong một loạt các rối loạn của hệ thần kinh. Các cơn co giật thường xảy ra vào 2 năm đầu. 1/20 trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có ít nhất một cơn co giật. 30-50% trẻ bị co giật lần đầu có thể bị co giật lặp lại, tức là mắc bệnh động kinh.
Nguyên nhân
Co giật có nhiều nguyên nhân, có thể chia ra làm 5 nhóm chính:
Các bệnh có thương tổn thực thể hệ thần kinh
Nhiêm khuẩn thần kinh
Viêm não, viêm màng não, áp xe não xảy ra trong giai đoạn cấp hoặc xuất hiện co giật một vài năm sau đó tức là mắc bệnh động kinh.
Chấn thương sọ não: cơn co giậy có thể xảy ra ngay hoặc vài năm sau phát sinh bệnh động kinh.
Sang chấn sản khoa: thiếu O2 chiếm70% gây co giật ở trẻ sơ sinh, 15% co giật ở trẻ sơ sinh khồn có nguyên nhân.
Khối choán chỗ nội sọ: u não, ổ tụ máu sọ não.
Tắc mạch máu não: có thể xảy ra trong bệnh viêm màng tim nhiễm khuẩn, tim bẩm sinh. Hậu quả của nhồi mãu não có thể co giật ở giai đoạn cấp hoặc bị di chứng hẹp não về sau xuất hiện động kinh.
Bệnh thoái hóa não: bệnh thoái hóa chất trắng, chất xám. Triệu chứng xuất hiện muộn là cơn co giật.
Bệnh khuyết tật não bẩm sinh: thai thiếu O2 nếu trong tiền sử thai nghén mẹ bị chảy máu tử cung, mổ có gây mê.
Mẹ bị cúm, nhiễm virus khi có thai 2 tháng đầu.
Bệnh loạn sản thần kinh ngoại bì như hội chứng Sturge- weber, bệnh sơ cứng củ não.
Co giật do rối loạn chuyển hóa
Bệnh GM2 gangliosidosis ( Tay- Sachs)
Sa sút về thần kinh, mất thị giác, chậm phát triển vận động từ 3 tháng kèm theo co giật.
Hội chứng Rett: mới đẻ bình thường, từ 6 tháng trẻ đầu nhỏ, dừng phát triển tinh thần vận động và có co giật.
Bệnh phenylcetol niệu: di truyền từ thể lặn do thiếu men phenyllalanin 4 hydroxylase, có triệu chứng là chàm da, chậm phát triển tinh thần, cơn co giật cục bộ.
Bệnh nhiễm leucin: bệnh di truyền từ thể lăn do rối loạn quá trình khử carbon để chuyển hóa 3 acid amin.
Hạ canxi máu: đặc biệt hạ canxi ion hóa do còi xương, thiểu năng cận giáp trạng.
Hạ đường máu:do đái đường, sốt cao, vận động quá nhiều.
Hạ natri máu: ở nhưng trẻ bị ỉa chảy, nôn liên tục, ở những trẻ được cung cấp quá nhiều nước trong khi chức năng thận bị suy, đặc biệt là trong trường hợp tiếp nước bằng đường tinh mạch quá nhiều và không bù đủ muối .
Thiếu vitamin B6
Ngộ độc: chủ yếu ngộ độc bởi những sản phẩm ở gia đình hoặc do thuốc, ở trẻ càng nhỏ dùng thuốc quá liều càng dễ gây ngộ độc và có thể co giật
Bệnh não do cao huyết áp: ở bệnh nhi viêm cầu thận cấp có huyết áp tăng cao có thể nhức đầu, nôn, hoa mắt, co giật toàn thân hoặc giật nửa người. Co giật do cơn tăng huyết áp còn thấy khi có u chứa chrom, bệnh hẹp eo động mạch chủ, dị dạng động mạch thận.
Co giật do sốt cao: là co giật hay gặp nhất ở trẻ
(còn nữa)
Chú ý: nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc trẻ, hãy gọi đến tổng đài 19006237 để được tư vấn trực tiếp.