Viêm tai giữa là một bệnh lý rất hay gặp ở trẻ nhỏ và dễ để lại những biến chứng nguy hiểm. Vậy triệu chứng bệnh viêm tai giữa là gì? Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa như thế nào? Hãy tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
Có thể bạn quan tâm:
- 4 bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh vào mùa đông
- Cha mẹ phải làm gì khi trẻ hay ốm vặt
- Trẻ khóc đêm không ngủ, cha mẹ cần làm gì?
1. Triệu chứng của viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa. Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm tai giữa nhất vì hệ miễn dịch và ống Os-tat trong tai của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường xuất hiện sau các viêm mũi họng trước đó.
Khi bị viêm tai giữa trẻ thường có một số triệu chứng sau:
- Sốt: Trẻ có thể sốt nhẹ, sốt vừa hoặc sốt cao.
- Trẻ kêu đau ở tai và hay kéo vành tai.
- Chảy dịch ở tai
- Ù tai, giảm thính lực
- Ngoài ra còn có thể kèm các triệu chứng khác như bỏ bú, ăn kém, hay quấy khóc, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, chảy nước mũi, ho…
Viêm tai giữa không những gây nên khó chịu cho trẻ mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nên khi trẻ bị viêm tai giữa thì cha mẹ cần chăm sóc đúng cách để giúp bé mau hồi phục sức khỏe cũng như ngăn ngừa các biến chứng.
2. Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa
Đọc thêm: Cha mẹ phải làm gì khi trẻ hay ốm vặt
Vệ sinh sạch sẽ tai, mũi, họng của trẻ
Tai, mũi và họng có ống thông với nhau nên vi khuẩn gây bệnh có thể từ mũi họng lây lan tới tai và gây viêm tai giữa. Vậy nên khi trẻ bị viêm tai giữa thì việc vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ là rất quan trọng để giúp trẻ mau khỏi bệnh.
- Vệ sinh tai: Nếu tai của trẻ có chảy mủ thì cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ tai cho trẻ. Cha mẹ nên dùng khăn mềm lau xung quanh vành tai. Sau đó dùng tăm bông lau sạch phần ống tai ngoài nhưng không nên cố lau quá sâu vào trong tai vì có thể gây những tổn thương cho tai. Tuyệt đối không dùng bông nút kín tai mà nêm để dịch tai tự thoát ra ngoài. Khi tắm thì không nên để nước lọt vào trong tai.
- Vệ sinh mũi: Dùng nước muối sinh lý ấm để rửa mũi cho trẻ từ 2-3 lần/ ngày. Nên vệ sinh mũi của trẻ nhẹ nhàng, không nên vệ sinh mũi quá nhiều lần một ngày vì có thể càng làm cho mũi của trẻ tăng tiết dịch và gây nên tổn thương niêm mạc mũi.
- Vệ sinh họng: Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lí hàng ngày. Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể rơ lưỡi trẻ bằng nước muối sinh lý.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý như sau:
- Cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu.
- Cho trẻ ăn theo nhu cầu và chia nhiều bữa trong ngày.
- Cho trẻ uống nhiều nước và cho uống thêm các loại nước hoa quả.
- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú nhiều hơn.
Dùng thuốc theo đúng y lệnh của bác sĩ
Ngoài ra khi trẻ sốt, cha mẹ cần cho trẻ:
- Mặc quần áo mỏng và thoáng mát
- Ở phòng thoáng mát, thông gió, không đóng kín cửa
- Chườm ấm cho trẻ khi sốt: Dùng khăn mềm cho vào chậu nước ấm rồi vắt kiệt nước, sau đó chườm khăn vào những vùng trán, nách, bẹn, lưng của trẻ để giúp trẻ mau hạ sốt.
- Kết hợp dùng thuốc hạ sốt, giảm đau khi trẻ sốt >38.5 độ C hoặc đau nhiều và mỗi lần dùng thuốc phải cách nhau ít nhất 4-6 tiếng.
Đưa trẻ đến bệnh viện khi có biểu hiện nặng
Cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám lại ngay trong trường hợp trẻ có một trong các biểu hiện sau:
- Trẻ kêu đau liên tục và đau tăng lên.
- Trẻ sốt cao liên lục mà dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm không đỡ.
- Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú.
- Trẻ nôn nhiều hoặc tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
- Tình trạng bệnh của trẻ không có tiến triển tốt sau 2 ngày điều trị.