TRIỆU CHỨNG HỌC
Loét dạdày
Triệu chứng:
Đau là triệu chứng chính có nhiều tính chất.
Đau từng đợt mỗi đợt kéo dài 2 – 8 tuần cách nhau vài tháng đến vài năm. Đau gia tăng theo mùa nhất là vào mùa đông tạo nên tính chu kỳcủa bệnh loét. Tuy nhiên các biểu hiện lâm sàng của viêm vùng hang vị xảy ra trước loét có thể làm mất tính chu kỳ này.
Đau liên hệ đến bữa ăn, sau ăn 30 phút – 2 giờ; thường đau nhiều sau bữa ăn trưa và tối hơn là bữa ăn sáng.
Đau kiểu quặn tức, đau đói hiếm hơn là đau kiểu rát bỏng. Đau được làm dịu bởi thuốc kháng toan hoặc thức ăn, nhưng khi có viêm kèm theo thì không đỡ hoặc có thể làm đau thêm.
Vị trí đau thường là vùng thượng vị. Nếu ổ loét nằm ở mặt sau thì có thể đau lan ra sau lưng. Ngoài ra có thể đau ở bất kỳ chổ nào trên bụng.
Một số trường hợp loét không có triệu chứng và được phát hiện khi có biến chứng.
Lâm sàng:
nghèo nàn, có thể chỉ có điểm đau khi đang có đợt tiến triển, trong loét mặt trước có thểcó dấu cảm ứng nhẹ vùng thượng vị. Trong đợt loét có thể sút cân nhẹ nhưng ra khỏi đợt đau sẽ trở lại bình thường.
Xét nghiệm:
Các xét nghiệm sinh hóa ít có giá trị trong chẩn đoán:
– Lưu lượng dịch vị cơ bản thấp (BAO)
– Lưu lượng sau kích thích (MAO) bình thường hoặc giảm trong loét loại 1. Trong loét loại 2 và 3 sự tiết dịch vị bình thường hoặc tăng. Trong loét dạ dày kèm vô toan cần nghĩ đến ung thư.
– Chụp phim dạ dày baryte và nhất là nội soi cho thấy có hình ảnh ổ loét thường nằm ở hang vị, góc bờ cong nhỏ, đôi khi thấy ở thân dạ dày hay tiền môn vị.
Loét tá tràng:
xảy ra ở người lớn với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nhìn chung nó xảy ra trước 60 tuổi. Nam = 2 nữ và thường có yếu tố gia đình.
Triệu chứng:
đau là đặc trưng của loét tá tràng thường rõ hơn loét dạ dày, vì ở đây không có viêm phối hợp. Các đợt bộc phát rất rõ ràng. Giữa các kì đau, thường không có triệu chứng nào cả. Đau xuất hiện 2 – 4 giờ sau khi ăn tạo thành nhịp ba kỳ, hoặc đau vào đêm khuya 1 – 2 giờsáng. Đau đói và đau kiểu quặn thắt nhiều hơn là đau kiểu nóng ran. Đau ởthượng vịlan ra sau lưng vềphía bên phải (1/3 trường hợp). Cũng có 10% trường hợp không đau, được phát hiện qua nội soi hoặc do biến chứng và 10% trường hợp loét lành sẹo nhưng vẫn còn đau.
Xét nghiệm:
Trên 90% loét nằm ở mặt trước hoặc mặt sau của hành tá tràng cách môn vị 2 cm. Đôi khi 2 ổ loét đốí diện gọi là “Kissing ulcers”. Nội soi cho hình ảnh loét tròn, là hay gặp nhất, loét không đều, loét dọc và loét hình mặt cắt khúc dồi ý “salami” ít gặp hơn. Sự tiết acid dạ dày thường cao bất thường. Nội soi và phim baryte, cho thấy ứ đọng thuốc thường nằm theo trục của môn vị ở trên hai mặt hoặc hình ảnh hành tá tràng bị biến dạng.Trong trường hợp loét mạn tính xơ hóa, hành tá tràng bị biến dạng nhiều, các nếp niêm mạc bị hội tụ về ổ loét làm môn vị bị co kéo, hoặc hành tá tràng bị chia cắt thành 3 phần tạo thành hình cánh chuồn. Một hình ảnh biến dạng không đối xứng làm dãn nếp gấp đáy ngoài và teo nếp gấp đáy trong tạo thành túi thừa Cole làm cho lổ môn vị bị đổ lệch tâm. Nội soi có thểnhận ra dễdàng ổloét do đáy màu xám sẩm được phủmột lớp fibrin, đôi khi được che đậy bởi các nếp niêm mạc bị sưng phù, các loét dọc khó phân biệt với một ổloét đang lành sẹo, trong trường hợp này bơm bleu de méthylene nó sẽnhuộm fibrin có màu xanh. Định lượng acid và gastrin được chỉ định nếu nghi ngờ1 sự tiết bất thường do u gastrin, một sự phì đại vùng hang vị, cường phó giáp hoặc suy thận.
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán loét dạ dày:
Đặt ra khi lâm sàng có cơn đau loét điển hình xác định bằng chụp phim dạ dày baryte và bằng nội soi. Điển hình là ổ đọng thuốc khi ổloét ở bờ của dạ dày. Về nội soi dễ nhận ra miệng ổ loét đáy của nó phủ một lớp fibrin màu trắng xám, bờ đều hơi nhô lên do phù nềhoặc được bao quanh bởi các nếp niêm mạc hội tụ. Điều quan trọng là phải xác định bản chất của ổloét bằng sinh thiết để phân biệt với ung thư thể loét và loét ung thư hóa.
Chẩn đoán loét tá tràng:
Gợi ý bằng cơn đau loét điển hình tá tràng, thường xãy ra ở người trẻ tuổi, có nhóm máu O. Xác định bằng nội soi và phim baryte, cho thấy ổ đọng thuốc thường nằm theo trục của môn vị ở trên hai mặt hoặc hình ảnh hành tá tràng bị biến dạng.Trong trường hợp loét mạn tính xơ hóa, hành tá tràng bị biến dạng nhiều, các nếp niêm mạc bịhội tụvề ổloét làm môn vịbịco kéo, hoặc hành tá tràng bị chia cắt thành 3 phần tạothành hình cánh chuồn. Một hình ảnh biến dạng không đối xứng làm dãn nếp gấp đáy ngoài và teo nếp gấp đáy trong tạo thành túi thừa Cole. Nội soi có thể nhận ra dễ dàng ổ loét do đáy màu xám sẩm được phủ một lớp fibrin.
Chẩn đoán phân biệt
Viêm dạ dày mạn: Đau vùng thượng vị mơ hồ, liên tục, không có tính chu kỳ, thường đau sau ăn, kèm chậm tiêu đầy bụng. Chẩn đoán dựa vào nội soi sinh tiết có hình ảnh viêm dạ dày mạn với tẩm nhuận tế bào viêm đơn nhân, xơ teo tuyến tiết.
Ung thư dạ dày: Thường xãy ra ở người lớn tuổi, đau không có tính chu kỳ, ngày càng gia tăng, không đáp ứng điều trị loét. Cần nội soi sinh thiết nhiều mảnh cho hình ảnh ung thưdạdày.
Viêm tuỵ mạn: Có tiền sử viêm tuỵ cấp nhất là uống rượu mạn, có thể kèm đi chảy mạn và kém hấp thu. Đau thường lan ra sau lưng ở vùng tuỵ. Xét nghiệm men amylase máu thường tăng 2-3 lần. Siêu âm và chụp phim X quang thấy tuỵ xơ teo có sỏi, ống tuỵ dãn.
Viêm đường mật túi mật mạn do sỏi: Tiền sử sỏi mật, lâm sàng có cơn đau quặn gan, nhiễm trùng và tắc mật. Chẩn đoán dựa vào siêu âm và chụp đường mật ngược dòng cho hình ảnh sỏi, túi mật xơ teo.
Còn nữa
Chú ý: trên đây là một số thông tin tham khảo về loét dạ dày, tá tràng. hãy gọi đến tổng đài 19006237 để được tư vấn trực tiếp.
Thưa BS, 3 tháng trước tôi cảm thấy nóng rát thượng vị, ngoài ra không kèm thêm triệu chứng nào khác. Qua giới thiệu tôi dùng thử thuốc sữa dịch dạ dày (tôi không nhớ tên thuốc) trong 15 ngày.
Khi dùng thuốc, tôi thấy đỡ hơn, tuy nhiên không dùng nữa thì nóng rát trở lại và không kèm theo cảm giác nào khác. Mong BS chuẩn đoán xem tôi bị bệnh gì?
Chào Tuấn,
Qua thư bạn mô tả có thể bạn bị viêm dạ dày cấp. Viêm dạ dày cấp tính chính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày, có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp thường do chế độ ăn uống không đúng giờ giấc, có tiền sử dùng các thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (aspirin hoặc các NSAIDs khác), uống nhiều rượu bia, hút thuốc, nhiễm vi khuẩn đặc biệt Helicobacter pylori là nguyên nhân rất thường gặp, stress, phỏng nặng, chấn thương…
Bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính có thể không có triệu chứng gì nếu bệnh nhẹ, trường hợp bệnh nặng hơn bệnh thường biểu hiện đau bụng vùng thượng vị với cảm giác cồn cào, bỏng rát kèm theo buồn nôn, nôn, có thể sốt cao, thậm chí có trường hợp nôn ra máu.
Các xét nghiệm cần làm trong bệnh lý này: công thức máu để đánh giá mức độ mất máu, xét nghiệm phân tìm xem có hồng cầu hay vi khuẩn H. pylori không, nội soi dạ dày tá tràng đánh giá thương tổn của dạ dày và sinh thiết khi cần.
Dựa vào kết quả sinh thiết sẽ có hướng điều trị và tiên lượng quá trình lành bệnh của bệnh nhân. Bạn nên đi khám để làm một số xét nghiệm bổ sung cho chẩn đoán và điều trị. Không nên tự ý dùng thuốc, song song với điều trị bạn cần có chế độ ăn uống đúng giờ, kiêng các chất chua cay, nước ngọt có gas, rượu bia, thuốc lá, tránh stress, các thuốc giảm đau không steroid, corticoide…
Chúc bạn sức khỏe!
Bạn hãy gọi đến tổng đài 19006237 để được tư vấn cụ thể
Bs Tổng đài 19006237