Trang chủBệnh truyền nhiễmMối liên quan giữa muỗi và bệnh sốt xuất huyết

Mối liên quan giữa muỗi và bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa như tháng 3 tháng 4 hay từ tháng 7 đến tháng 11 là lúc dịch dễ bùng phát nhất, trung gian truyền bệnh duy nhất là muỗi, chính vì vậy những nơi ẩm ướt, tập trung đông người môi trường ô nhiễm là nguy cơ bùng phát bệnh sốt xuất huyết rất cao

  1. Muỗi là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết hay còn gọi là sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm do virus dengue gây ra ở người. Vật trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti, đây là loài chủ yếu được tìm thấy ở vùng có dịch lưu hành. Đặc biệt loài muỗi này hoạt động chủ yếu vào ban ngày và chỉ có muỗi cái hút máu người và có thể truyền virus gây bệnh.

Hiện nay ngoài loài muỗi Aedes aegypti gây bệnh còn có 2 loài khác là muỗi Aedes aegypti queenslandensis và loài Aedes aegypti formosus cũng có thể gây bệnh, chúng có thể gây thành dịch ở các vùng khác nhau. Nơi sinh sống và phát triển của muỗi chủ yếu ở khu có nước, bùn lầy hay ẩm ướt, muỗi sinh sôi rất nhanh. Đây cũng là nguyên nhân sốt xuất huyết dễ bùng thành dịch lớn ở khu có điều kiện khó khăn vùng có nhiều ao hồ.

Muỗi là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết
Muỗi là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết

2. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết cho người như thế nào?

Người là ổ chứa virus chính gây bệnh. Khi muỗi hút máu bệnh nhân , virus sẽ xâm nhập và ủ bệnh ở muỗi trong vòng 8 đến 11 ngày, sau đó hút máu người và truyền bệnh cho người mới. Virus sẽ tiếp tục duy trì trong tuần hoàn máu 2 đến 7 ngày, khi đó muỗi hút máu người bệnh sẽ được truyền virus dengue vào muỗi, trong suốt vòng đời còn lại có thể truyền bệnh.

Sau khi bị sốt xuất huyết tôi có thể bị sốt xuất huyết tiếp không ? câu trả lời là có bởi vì có đến 4 chủng huyết thanh gây bệnh sốt xuất huyết khác nhau bao gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Khi bệnh nhân nhiễm phải chủng nào sau khi khỏi sẽ có được miễn dịch bền vững với riêng chủng đó. Chính vì vậy một bệnh nhân có thể nhiễm đến 4 lần sốt xuất huyết trong đời.

Hiện nay sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh nhưng nhờ biết được vòng đời sinh sản và nơi sinh sống của muỗi mà có những cách phòng bệnh sớm ngay từ ban đầu như vệ sinh nơi ở, phun thuốc diệt bọ gậy, diệt muỗi, hạn chế các ao hồ sông suối, đậy kín các vận dụng chứa nước không tạo điều kiện cho muỗi sinh sản và phát triển, ngăn chặn dịch sốt xuất huyết bùng phát. Không có muỗi là không có sốt xuất huyết!

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT