Nhiễm CMV trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ và bé. Vì vậy, tư vấn mang thai cho mẹ bầu trong giai đoạn này là cần thiết để biết các triệu chứng và tiến hành chẩn đoán, điều trị bệnh sớm nhất.
3. Chẩn đoán
Chẩn đoán nhiễm CMV không thể chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng
Có 3 xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định nhiễm CMV: phân lập siêu vi CMV, tìm kháng thể – kháng nguyên CMV và tìm CMV-DNA bằng PCR.
* Phân lập siêu vi CMV
CMV hiện diện trong nước bọt, nước tiểu, dịch tiết âm đạo, trong tinh dịch… Cấy các dịch nói trên bằng nguyên bào sợi của người có thể tìm được CMV. Nếu số lượng CMV cao, có thể phát hiện được các tế bào đặc hiệu của bệnh trong vài ngày (tế bào biểu mô phình to, chứa virus trong một túi không-bào). Nếu số lượng CMV ít thì phải chờ đến vài tuần mới thấy được hiện tượng trên.
* Xét nghiệm tìm CMV-DNA bằng PCR
Có thể cho kết quả nhanh hơn cấy tìm CMV.
Định lượng CMV-DNA trong máu có thể giúp chúng ta tiên lượng được diễn tiến của bệnh.
Xác định CMV-DNA trong dịch não tủy giúp chúng ta trong chẩn đoán viêm não hay tủy do CMV.
* Xét nghiệm kháng thể-kháng nguyên CMV
Chỉ tìm được kháng thể của CMV sớm nhất là 4 tuần sau khi nhiễm, và kháng thể CMV tồn tại lâu, nhiều năm sau.
CMV-IgM dương tính cho chúng ta biết bệnh nhân mới nhiễm hoặc mới tái phát (tái hoạt động – reactivation).
CMV-IgG, nếu chỉ một lần xét nghiệm dương tính không thể cho chúng ta biết bệnh mới xảy ra hay đã lâu. Cần xét nghiệm 2 lần; nếu CMV-IgG tăng lên gấp 4 lần thì bệnh vừa tái hoạt động.
4. Điều trị
* Chủ yếu là dự phòng
Sàng lọc kỹ máu, tủy xương, tạng ghép trước khi đưa vào người nhận.
Chưa có vaccine dự phòng CMV.
Có thể sử dụng CMV-globuline miễn dịch tiêm để hạn chế bớt các bội nhiễm cho người ghép tạng hoặc dự phòng nhiễm cho các bé có mẹ nhiễm tiên phát CMV trong lúc mang thai. Điều này sẽ được các bác bác sĩ cho biết trong quá trình tư vấn mang thai.
Acyclovir hay valacyclovir có thể hạn chế bớt lây nhiễm CMV cho người nhận tạng ghép.
* Điều trị chưa được chứng minh là có hiệu quả
Ganciclovir có thể có hiệu quả làm nhẹ bớt triệu chứng khi bị nhiễm CMV ở người suy giảm miễn dịch: 70 – 90% bệnh nhân AIDS bị viêm võng mạc hay viêm đại tràng có đáp ứng với Ganciclovir. Thuốc này cũng có tác dụng tương tự đối với các trường hợp ghép tủy hay tạng có sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Điều trị Ganciclovir trên 3 tháng có thể đưa đến kháng thuốc, có lẽ do đột biến gen UL97.
Valganciclovir có thể được sử dụng bằng đường uống, chuyển hóa trong ruột và gan thành ganciclovir.
Một loại thuốc khác có thể được sử dụng là Foscarnet. Foscarnet ức chế men CMV-DNA polymerase. Tuy nhiên, loại thuốc này rất nhiều tác dụng phụ và khó sử dụng.
Tóm lại, nhiễm CMV:
– Thường xảy ra
– Thường nhiễm âm thầm, ít triệu chứng
– Thời gian ủ bệnh: 20 – 60 ngày
– Bệnh kéo dài khoảng 2 – 6 tuần
– Ít khi bệnh để lại di chứng
Điều quan trọng là, một khi đã nhiễm vào cơ thể con người, CMV sẽ tồn lưu suốt đời trong tế bào các cơ quan của cơ thể và có thể bùng phát trở lại khi bệnh nhân giảm sức đề kháng.
Nhiễm CMV tiên phát ở các phụ nữ đang mang thai có thể gây sẩy thai hoặc gây nhiễm CMV bẩm sinh cho thai nhi.
Nhiễm CMV bẩm sinh có tỷ lệ tử vong sơ sinh rất cao; nếu không tử vong, các bé cúng dễ bị nhiều triệu chứng bất thường khác như chậm phát triển tâm thần, điếc, mù, hư răng…
5. Có cần tầm soát những phụ nữ có nguy cơ cao không?
– Vì các triệu chứng không bộc lộ cho nên nhiễm CMV dễ bị bỏ qua. Không thể tầm soát cho dân số nói chung, cũng như cho dân số có nguy cơ (các cô nuôi trẻ và người đang độ tuổi sinh sản) mà chủ yếu là nhận diện những phụ nữ có test huyết thanh âm tính bằng cách lấy máu để định lượng nồng độ kháng thể chống CMV (IgM). Tuy nhiên, test này không xác định được chính xác thời điểm bị lây nhiễm và nếu test huyết thanh cho kết quả dương tính cũng không thể phân biệt được nhiễm khuẩn đã có trước đây (không có nguy cơ gì đặc biệt) với nhiễm lần đầu, nguy hiểm cho thai nếu người phụ nữ có thai. Hiện nay, nếu phát hiện có nhiễm CMV khi có thai thì cần chọc hút thăm dò nước ối, nếu kết quả bình thường thì khuyến cáo theo dõi tích cực bằng siêu âm, nếu có dấu hiệu nghi ngờ trên hình ảnh siêu âm thì có thể phải chấm dứt thai nghén tuỳ theo từng trường hợp.
– Hiện cũng không có vaccin và liệu pháp đặc hiệu cho nhiễm CMV, vì thế đã hạn chế việc phát hiện hàng loạt sự nhiễm virut này trong cộng đồng (một liệu pháp với kháng sinh valaciclovir đang thử nghiệm để chữa nhiễm CMV trong tử cung).
6. Làm gì để ngừa CMV trong thai kỳ?
Không có bất cứ một biện pháp hữu hiệu nào, chỉ có cách giảm nguy cơ bạn bị nhiễm ở mức thấp nhất:
– Luôn rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi thay tã hoặc tiếp xúc với nước bọt của trẻ. Chú ý là nên rửa tay với xà bông và nước ấm khoảng 15-20 giây.
– Không hôn trẻ dưới 6 tuổi vào miệng hoặc má. Bạn có thể thơm bé lên đầu hoặc ôm bé thôi.
– Không sử dụng chung đồ ăn đồ uống.
– Quan hệ tình dục cần dùng bao cao su và tránh quan hệ qua đường miệng với người bạn chưa biết rõ tình trạng sức khỏe.
– Trường hợp bạn là bảo mẫu, phải làm việc và chăm sóc với các em nhỏ thì bạn nên đặc biệt chú ý và làm theo những điều trên.
Thai phụ cần được tư vấn mang thai để có cách chăm sóc sức khỏe và thai nhi để phòng ngừa nhiễm CMV khi mang thai.
Mọi vấn đề về sức khỏe, tâm lý vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.