Trang chủSức khỏe trẻ emNhiễm giun ở trẻ | Các loại thuốc tẩy giun cho...

Nhiễm giun ở trẻ | Các loại thuốc tẩy giun cho trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ thường hiếu động và nghịch ngợm, do đó không tránh khỏi cơ thể thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn,đất cát…,khiến cho các loại giun sán dễ xâm nhập và ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất của trẻ.

Trẻ nhiễm giun có những biểu hiện gì?

Tùy vào từng loại giun mà trẻ sẽ có những biểu hiện đặc trưng,biểu hiện nhiễm các loại giun phổ biến :

Trẻ mắc giun kim : Hậu môn ngứa, nhất là vào ban đêm nên trẻ ngủ không yên, hay nghiến răng và đái dầm. Giun có thể chui vào ống mật làm tắc ống mật và đi vào mạch máu, qua gan, phổi… Trẻ bị giun chui vào phổi làm cho bị ho kéo dài, gầy gò, mệt mỏi, có thể lầm với viêm phổi do nguyên nhân khác. Cũng cần lưu ý rằng rất nhiều người bị nhiễm giun sán giai đoạn đầu, hoặc nhiễm ít, thường không có triệu chứng.

Trẻ nhiễm giun đũa: thường gầy còm, chậm lớn, thỉnh thoảng kêu đau bụng, ăn không ngon miệng, ngủ không ngon, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, hay buồn nôn, nôn ra thức ăn, có khi nôn ra cả giun…Trẻ hay bực tức, quấy khóc, tính tình thay đổi, lười vận động…

Trẻ nhiễm giun móc: Viêm da,da nổi sẩn ngứa, nếu ấu trùng giun móc cư trú ở phổi sẽ có biểu hiện ho,khó thở. Nếu xâm nhập vào ruột non,bám vào thành ruột và hút máu gây nên da xanh,hoa mắt,chóng mặt,thậm chí tử vong. Các biểu hiện lâm sàng thường rối loạn tiêu hóa,rối loạn vị giác,buồn nôn,đau bụng quanh rốn hay vùng thượng vị,có các rối loạn thần kinh như nhức đầu,giảm trương lực cơ…

Trẻ nhiễm giun tóc: Đôi khi không có biểu hiện lâm sàng.Trường hợp nhiễm nhiều,niêm mạc ruột tổn thương và kích thích gây buồn nôn,đau bụng,tiêu chảy,hội chứng giống Lỵ…Chỗ trực tràng bị viêm và trực tràng bị sa phủ đầy giun. Nếu nhiễm giun tóc nhiều sẽ gây hội chứng thiếu máu,trẻ chậm lớn,nếu kí sinh ruột thừa sẽ gây viêm ruột thừa.

Cách phòng chống và điều trị giun trẻ em

-Cần tẩy giun cho trẻ bằng các loại thuốc có tác dụng trên nhiều loại giun, ít độc, ít tác dụng phụ, không cần bắt trẻ nhịn ăn, không cần phải dùng thuốc tẩy như:

+Mebendazol 500mg. Uống 1 lần duy nhất. Liều lượng thuốc không phụ thuộc vào tuổi và cân nặng. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai.

+Albendazol 400mg.Uống 1 lần duy nhất. Nếu nhiễm giun móc nặng có thể dùng 2 ngày liền mỗi ngày 400mg. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai.

-Phòng bệnh giun cho trẻ :

+Tăng cường vệ sinh cá nhân: Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đại tiện.

+Ăn chín, uống nước đã đun sôi, nếu ăn rau sống phải rửa sạch. Sử dụng nguồn nước sạch.

+Không đi chân đất, tránh ấu trùng giun móc chui qua da.

+Vệ sinh môi trường: Quản lý phân chặt chẽ, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, chỉ đi đại tiện vào hố xí, trẻ nhỏ ỉa vào bô, không dùng phân tươi để bón, xử lý rác thải hợp vệ sinh.

+Tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi:  6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.

Để biết thêm các thông tin khác, các bạn có thể tham khảo : Phòng và điều trị khi trẻ bị giun kimTẩy giun cho trẻ đúng cách

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT