Trang chủSức khỏe trẻ emNhìn phân đoán tình trạng sức khoẻ

Nhìn phân đoán tình trạng sức khoẻ

Khi cơ thể trẻ có bất thường nhất ở đường tiêu hóa, thì phân là một trong những biểu hiện đầu tiên tin cậy. Theo giõi phân hàng ngày sẽ kịp thời đoán biết tình trạng sức khỏe của trẻ để xử trí kịp thời.

Phân khi nào là bình thường?

Với trẻ bú mẹ, phân “hoa cà hoa cải” không thối có thể có mùi chua nhẹ. Với trẻ lớn hơn phân trẻ thường mềm mịn và khá đồng nhất, thường có màu vàng sẫm hoặc nhạt, mùi không quá thối hoặc không thối khắm.

Phân không bình thường?

– Phân có chất nhầy trắng hoặc xanh, đây là dấy hiệu báo trẻ có rối loạn tiêu hóa hoặc trẻ bị sổ mũi, viêm mũi họng. Nếu đường hô hấp trẻ vẫn bình thường, cần đưa trẻ đến bác sĩ vì có thể trẻ bị rối loạn màng nhầy ở ruột.

– Phân có mủ có thể kèm theo mùi thói khắm. Trẻ bị viêm ở đường ruột hoặc ở bộ phận nào đó ở cơ quan tiêu hóa. Nếu khi đại tiện trẻ quấy khóc, đau bụng buồn nôn, đại tiện nhiều lần, phát sốt là trẻ bị kiết lị.

– Phân có máu. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi thấy phân của trẻ có máu hoặc nghi nghờ có máu, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay.

– Phân có màu xanh. Nếu phân có màu xanh cỏ úa, lỏng, hoặc phân không thành hình màu vàng nhạt hoặc màu vàng sẫm có chút thức ăn chưa tiêu hóa, mùi hôi thối là do trẻ ăn quá nhiều, phải giảm lượng ăn đi. Khi phân có màu xanh sẩm, lượng ít có dính nhầy, khi bú hoặc sau khi bú trẻ bị quấy khóc quằn quại thì đó là trẻ bị đói ăn. Cần tăng lượng sữa thích đáng thì sẽ trở lại bình thường.

– Phân có màu xám thường gặp ở những trẻ được nuôi bằng sữa bò. Cha mẹ nên theo dõi sự biến chuyển của phân. Nếu ngày càng xám và rắn lại, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể sữa đang không dùng hợp với trẻ.

Phân sống, thường lỗn nhộn sữa hoặc thức ăn chưa tiêu hóa, có pha chút màu trắng nhạt hoặc màu trắng. Khi phân có bọt lại có ít phân sống đó là hiện tượng ăn quá nhiều chất đường, chất bột, nên giảm lượng đường và chất bột, cho ăn cháo ngó sen hoặc cháo nước gạo, chỉ 1-2 ngày sẽ khỏi.

– Phân màu nâu nhạt, vón hạt thường do trẻ uống quá ít nước hoặc trời nóng, hoặc trong chế độ ăn ít tinh bột và chất xơ.

– Phân có dạng như  hồ loãng màu vàng nhạt, không có chất nhầy, ngày đi 3-4 lần, nguyên nhân có thể do trẻ ngủ để bụng bị lạnh. Cải thiện bằng cách, đắp ấm bụng giảm thức ăn dầu mỡ, rang gạo vàng lên nấu nước uống hoặc dùng pha vào sữa cho trẻ ăn một vài ngày là khỏi. Phân có màu sắc theo thức ăn mà trẻ ăn vào, ví dụ khi trẻ ăn nhiều cà rốt hoặc rau quả có màu vàng, phân thường có biểu hiện vàng sẫm.

– Phân nửa thành hình, nữa như nước. Thì đó là trẻ bị bệnh cảm cúm, lên sởi… Nếu phân lỏng như nước, ngày đại tiện trên 10 lần đó là ngộ độc.

– Phân cứng, lượng it, mặt ngoài có nhầy hoặc màu là táo bón. Nếu trẻ bị táo bón nặng có thể cho uống 60-70ml mật ong (chỉ với 1 tuổi trở lên) hoặc 5-10ml vừng dầu, dầu lạc đã nấu chín là được.

– Phân như  nước vo gạo, số lần đại tiện và số phân nhiều lại kèm theo nôn mủa đó là bị bệnh tả.

– Phân như bả đậu hoặc phân loảng có màu vàng xanh lẫn chất nhầy là bị viêm nhiễm cầu trùng xâu chuỗi màu trắng ở đường ruột hoặc bị viêm ruột do nấm. Lưu ý, bạn có thể theo dõi phân đựng trong lọ thủy tinh đã rửa sạch và đậy kín, bác sĩ có thể làm xét nghiệm nếu có thể cần thiết.

Chú ý: Khi bạn thấy trẻ đi ngoài phân có những dấu hiệu bất thường hãy gọi cho chúng tôi theo số máy 19006237 để được tư vấn chi tiết.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT