Mang thai là quãng thời gian hạnh phúc nhưng cũng vô vàn nỗi lo. Sự bình an của con yêu trong bụng mỗi ngày là điều khiến mẹ quan tâm nhất vì chẳng có gì sợ hãi đến cùng cực hơn là con mình đang gặp nguy hiểm. Vì thế, để đảm bảo rằng thai nhi đang khỏe mạnh và lớn lên mỗi ngày, mẹ không bao giờ được lơ là những dấu hiệu sau đây:
1. Đi tiểu ít
Trong thai kì đầu và cuối, mẹ bầu thường phải đi tiểu rất nhiều lần không kể ban đêm ngay ban ngày. Lý do là trong thai kì đầu có sự tác động của nội tiết tố và trong thai kì cuối, bào thai to lên gây áp lực vào bàng quang khiến mẹ phải ghé thăm toilet nhiều lần. Trong trường hợp mẹ đi tiểu rất ít hoặc thậm chí ngồi cả buổi mà không buồn tiểu thì rất có thể mẹ đang bị mất nước hoặc có dấu hiệu bị tiểu đường thai kì. Lúc này mẹ cần lập tức kiểm tra để có biện pháp khắc phục nếu không muốn gây ảnh hưởng không tốt tới cả 2 mẹ con.
2. Ngực bớt nhạy cảm và không còn căng tức
Sự thay đối nội tiết tố khi mang thai tác động đến bộ ngực của mẹ bầu khiến lượng máu lưu thông tới đó tăng lên, cùng với những thay đổi trong các mô khiến ngực bị căng tức, thâm quầng và nhạy cảm hơn bình thường; núm vú lớn hơn và bắt đầu từ khoảng tháng thứ 2 trở đi, bầu ngực cũng to lên do cơ thể đang chuẩn bị cho việc sản xuất sữa cho bé bú. Lúc này mẹ có thể bắt đầu phải thay đổi kích cỡ áo ngực thường xuyên.
Sự thay đổi ở ngực có thể khiến mẹ khó chịu, nhất là khi bị va đập hay thậm chí là chạm vào thôi cũng thấy đau, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kì. Tuy nhiên, nếu những hiện tượng trên bỗng nhiên mất đi, ngực không còn nhạy cảm và size áo ngực giảm xuống, mẹ nên lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra. Trong trường hợp xấu, thai nhi rất có thể đã ngừng phát triển hoặc tệ hơn là bị chết lưu.
3. Tình trạng nôn ói quá trầm trọng
Với những mẹ bị nghén thì buồn nôn, nôn là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, khi mẹ bị nôn quá nhiều lần, đáng ngại hơn là kèm triệu chứng sốt thì cần phải đến bác sĩ kiểm tra ngay. Em bé lúc này có thể đang gặp vấn đề về sức khỏe.
4. Mẹ chậm tăng cân hoặc “phát phì” quá nhanh
Cân nặng của mẹ có tác động không nhỏ tới sức khỏe của em bé. Tùy vào cơ thể, chế độ dinh dưỡng,… mà mỗi mẹ có mức tăng cân khác nhau, tuy nhiên, nếu mẹ tăng quá nhiều hoặc gần như không tăng thì đó đều là dấu hiệu không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ tăng cân quá ít thì có thể em bé đang gặp rối loạn về sự phát triển, ngược lại, nếu mẹ tăng cân quá nhanh (có thể xuất hiện các dấu hiệu như đau đầu, choáng váng, rối loạn thị giác, chân tay phù,…) thì nguy cơ tiền sản giật cũng khá cao.
5. Vòng bụng tăng chóng mặt
Em bé lớn dần lên đồng nghĩa với bụng bầu của mẹ dần to ra, điều đó hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ đo hoặc thậm chí chỉ cần nhìn cũng thấy vòng bụng tăng quá nhiều, quá nhanh thì rất có thể mẹ đang gặp vấn đề gì đó không bình thường. Lúc này, hãy đến ngay bệnh viện siêu âm để được bác sĩ tư vấn xem mẹ đang gặp trục trặc gì, hay chỉ đơn giản là đang có hơn 1 em bé trong bụng.
6. Em bé cử động bất thường
Những chuyển động của bé yêu không chỉ khiến mẹ cảm thấy vui, thú vị và hạnh phúc mà còn cho thấy tình trạng sức khỏe của thai nhi. Có bé “hiếu động” thì đạp bụng mẹ nhiều, có bé hiền lành hơn thì những chuyển động cũng nhẹ nhàng hơn; và sự chuyển động mỗi ngày của bé cũng không giống hết nhau. Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy những chuyển động của con có phần bất thường, dù là bé cử động nhiều hay ít hơn hẳn thì đều có vấn đề cả. Nếu những chuyển động của bé nhanh gấp đôi bình thường hoặc giảm 1 nửa trong 12 giờ thì rất có thể bé đang bị thiếu oxy, và nếu những chuyển động ngừng hẳn thì tình hình đã nghiêm trọng hơn vì có thể thai nhi đã chết lưu.
7. Đau bụng và chảy máu
Nếu bị chảy máu nhẹ (có đốm màu nâu hoặc hồng nhạt trên quần lót) thì đó có thể là dấu hiệu mẹ đã mang thai. Tuy nhiên, nếu giai đoạn đầu mang thai mà mẹ bị đau dọc bụng dưới kèm ra máu thì rất có thể đó là dấu hiệu thai ngoài tử cung hoặc dọa sẩy thai. Trong thai kì cuối, hiện tượng xuất huyết âm đạo cũng có thể báo hiệu mẹ bị nhau tiền đạo. Do đó, bất cứ trường hợp bị xuất huyết nào, dù có kèm đau bụng hay không cũng cần được đến ngay bệnh viện để kiểm tra.
8. Sữa ra sớm
Không cần đợi đến ngày sinh nở, nhiều mẹ bầu đã xuất hiện 1 chút sữa đầu từ trước đó rồi. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bị chảy sữa mà kèm dấu hiệu xuất huyết âm đạo, đau bụng thì đây là dấu hiệu rất nguy hiểm; nó có liên quan đến nồng độ prolactin trong máu gây ảnh hưởng tới chức năng nhau thai cũng như sự phát triển của em bé trong bụng.
9. Xuất hiện cơn đau tử cung
Nếu mẹ bầu bị đau đột ngột ở tử cung rồi sau đó cơn đau lan ra xung quanh bụng, lưng và thậm chí lan xuống bắp chân; tử cung căng cứng và cơn đau kéo dài thì rất có thể đó là dấu hiệu bong nhau non – điều này có thể gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con, thậm chí dẫn đến tử vong.
Mọi thắc mắc về các vấn đề sức khỏe bạn có thể gọi điện trực tiếp đến tổng đài 19006237 để được tư vấn trực tiếp.