Trang chủTư vấn sức khỏeNHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP KHI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT

NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP KHI KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ là thói quen lành mạnh để có một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và hạnh phúc. Tuy nhiên, thực tế có không ít người vẫn còn chần chừ, chưa chủ động đi kiểm tra, tầm soát sức khỏe định kỳ cho bản thân. Vì vậy, đa số trường hợp đều không phát hiện bệnh kịp thời, chuyển sang nhiều biến chứng nguy hiểm, chi phí điều trị cao nhưng khả năng chữa khỏi rất thấp

1. Vì sao nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ?

Khám sức khỏe tổng quát định kỳ giúp bản thân có cái nhìn chung về tình trạng sức khỏe hiện tại. Dựa vào kết quả thăm khám và xét nghiệm tổng quát, bác sĩ sẽ chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời và chuẩn xác, mang lại cơ hội khỏi bệnh cao. Ngoài ra, khám bệnh tổng quát còn giúp bạn đánh giá và điều chỉnh lối sống thường ngày, nhờ đó hạn chế các rủi ro gây bệnh trong tương lai.

Khám tổng quát định kỳ có ý nghĩa quan trọng với mọi giới và mọi lứa tuổi, cần được thực hiện 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần.

Đối với phụ nữ

Lối sống hiện đại như: thức khuya, ăn uống không khoa học, làm việc quá sức, căng thẳng, stress, ít có thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân, khiến các chị em phụ nữ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ, xương khớp, ung thư…

Theo thống kê:

  • Cứ 4 phụ nữ, có 1 người tử vong vì các bệnh tim mạch.
  • Cứ 8 phụ nữ, có 1 người mắc ung thư vú.
  • Cứ 3 phụ nữ, có 1 người bị thừa cân, béo phì.
  • 59% phụ nữ trên 65 tuổi mắc các bệnh về viêm khớp.
  • 47% phụ nữ mắc các bệnh về đường hô hấp như: viêm xoang, viêm phế quản, hen suyễn…

Như vậy, việc đi khám sức khỏe định kỳ rất cần thiết để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Ở mọi độ tuổi, chúng ta cần chủ động tìm hiểu tiền sử bệnh gia đình để xác định các rủi ro sức khỏe bản thân, kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý và duy trì lối sống lành mạnh.

Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, phụ nữ cũng luôn đối mặt với nhiều rủi ro gây bệnh

Đối với nam giới

Trên thực tế, đàn ông “lười” đi khám bệnh tổng quát hơn phụ nữ, ngay cả khi sức khỏe họ có vấn đề. Đó là lý do vì sao nữ giới thường sống thọ hơn nam giới. Tùy thuộc vào độ tuổi, dinh dưỡng, lối sống và tiền sử gia đình, mỗi người có nguy cơ mắc bệnh khác nhau. Nam giới cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để giảm nguy cơ mắc một số bệnh phổ biến: bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi (đặc biệt với những người hút thuốc lá nhiều), huyết áp cao, đột quỵ…

2. Khám tổng quát bao gồm những gì?

Khám sức khỏe tổng quát là dịch vụ khám bệnh toàn diện mọi bộ phận, cơ quan trên cơ thể nhằm tầm soát bệnh lý. Bao gồm các hạng mục: khám lâm sàng tổng quát, tư vấn, xét nghiệm tổng quát, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng.

Nội dung khám tổng quát cụ thể:

  • Kiểm tra thể lực, thông qua các thông số chung: huyết áp, đo chiều cao, cân nặng
  • Khám nội tổng quát, phát hiện một số bệnh lý nội khoa như tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, thận – tiết niệu…
  • Khám mắt, kiểm tra thị lực, tư vấn, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về mắt.
  • Khám răng miệng tổng quát, kiểm tra tình trạng sâu răng, cao răng, lợi.
  • Khám Tai – Mũi – Họng: Khám nội soi phát hiện các bệnh lý về xoang, dây thanh quản, họng mạn tính.
  • Xét nghiệm máu tổng phân tích 18 thông số: đường máu (glucose), chức năng thận (Ure, Creatinin), men gan (AST, ALT, GGT), mỡ máu (Cholesterol, Triglycerid, LDL, HDL), acid uric máu (phát hiện viêm khớp, gout), viêm gan siêu vi B (HBSAG)…
  • Tổng phân tích nước tiểu 10 chỉ số: LEU (bạch cầu), Nitrite (NIT), độ pH, BLD (hồng cầu), GLU (Glucose), PRO (đạm)…
  • Chụp X-quang tim phổi.
  • Siêu âm ổ bụng tổng quát.
  • Siêu âm tuyến tiền liệt (nam giới).
  • Siêu âm vú, tử cung, buồng trứng (nữ giới).

Mỗi người tốt nhất nên chọn gói khám sức khỏe tổng quát, danh mục khám phù hợp với độ tuổi, nhu cầu và khả năng tài chính.

3. Các xét nghiệm nên làm theo từng độ tuổi

Các xét nghiệm, sàng lọc nên làm khi khám sức khỏe tổng quát theo từng độ tuổi:

Độ tuổi Nam Nữ
20 tuổi Các loại bệnh:
– U hắc tố
– Ung thư tinh hoàn
– Cholesterol cao
Các loại bệnh:
– U hắc tố
– HPV (Virus u nhú người)
– Cholesterol cao
– Ung thư vú
Các loại xét nghiệm, sàng lọc:
– Khám tinh hoàn hàng năm sau tuổi 20.
– Khám bác sĩ chuyên khoa da liễu.
– Xét nghiệm Cholesterol
Các loại xét nghiệm, sàng lọc:
– Khám da liễu hàng năm.
– Kiểm tra huyết áp.
– Khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap hàng năm. 
– Xét nghiệm Cholesterol
30 tuổi Các loại bệnh:
– Tiểu đường type 2
– Ung thư tinh hoàn
– Ung thư đại trực tràng
– U hắc tố
– Bệnh tim
Các loại bệnh:
– Ung thư cổ tử cung
– Ung thư vú
– Tiểu đường type 2
Các loại xét nghiệm, sàng lọc:
– Xét nghiệm đường huyết 5 năm/lần. Nếu thừa cân nên kiểm tra hàng năm.
– Khám tinh hoàn hàng năm
– Xét nghiệm Cholesterol 5 năm/lần
– Sàng lọc ung thư đại trực tràng, ung thư tiền liệt tuyến.
Các loại xét nghiệm, sàng lọc:
– Khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap hàng năm. 
– Khám vú, chụp nhũ ảnh với những phụ nữ có người thân mắc ung thư vú.
– Xét nghiệm đường huyết 5 năm/lần. Nếu thừa cân nên kiểm tra hàng năm.
40 tuổi Các loại bệnh:
– Bệnh tim
– Ung thư tuyến tiền liệt
– Ung thư đại trực tràng
– Ung thư da
Các loại bệnh:
– Ung thư buồng trứng
– Ung thư vú
– Bệnh tim
Các loại xét nghiệm, sàng lọc:
– Xét nghiệm đường huyết 3 năm/lần.
– Sàng lọc bệnh tim 5 năm/lần. Nếu có nguy cơ bất thường nên tầm soát hàng năm. 
– Sàng lọc ung thư đại trực tràng hàng năm. 
– Khám da liễu. 
– Khám tuyến tiền liệt.
Các loại xét nghiệm, sàng lọc
– Chụp nhũ ảnh hàng năm
– Xét nghiệm mật độ xương 3 năm/lần (cân nặng dưới 57kg, có dấu hiệu loãng xương).
– Sàng lọc ung thư buồng trứng 3 năm/lần đối với phụ nữ sau mãn kinh. 
– Xét nghiệm đường huyết và Cholesterol hàng năm.
50 tuổi Các loại bệnh:
– Bệnh tim
– Ung thư đại tràng
– Ung thư tuyến tiền liệt
– Đột quỵ
Các loại bệnh:
– Ung thư đại tràng
– Ung thư buồng trứng
– Bệnh tim
– Đột quỵ
– Loãng xương
Các loại xét nghiệm, sàng lọc:
– Sàng lọc ung thư đại tràng 3 năm/lần. Nếu nguy cơ mắc bệnh cao nên tầm soát hàng năm. 
– Xét nghiệm Cholesterol hàng năm.
– Khám tinh hoàn 3 năm/lần.
Các loại xét nghiệm, sàng lọc:
– Xét nghiệm mật độ xương 3 năm/lần. 
– Sàng lọc ung thư đại trực tràng 5 năm/lần. 
– Sàng lọc ung thư buồng trứng 3 năm/lần.
– Sàng lọc bệnh tim hàng năm.
– Xét nghiệm đường huyết 3 năm/lần. Nếu thừa cân nên tầm soát hàng năm. 
– Khám da, vùng chậu, xét nghiệm Pap, chụp nhũ ảnh hàng năm.
60 tuổi trở lên Các loại bệnh
– Ung thư tuyến tiền liệt
– Ung thư đại tràng
– Đột quỵ
Các loại bệnh:
– Loãng xương
– Đột quỵ
– Bệnh tim
– Ung thư đại tràng
Các loại xét nghiệm, sàng lọc:
– Hàng năm nên xét nghiệm Cholesterol, sàng lọc bệnh tim và khám tuyến tiền liệt.
– Sàng lọc ung thư đại tràng 3 năm/lần.
Các loại xét nghiệm, sàng lọc:
– Sàng lọc ung thư đại tràng 3 năm/lần. 
– Soi đại tràng sàng lọc 5 năm/lần.
– Xét nghiệm mật độ xương 2 – 3 năm/lần.
– Khám phụ khoa. 
– Xét nghiệm Pap. 
– Sàng lọc bệnh tim mạch.

4. Những thắc mắc thường gặp khi khám sức khỏe tổng quát

(1) Tôi cần chuẩn bị gì trước khi đi khám bệnh tổng quát?

Bạn cần mang theo kết quả xét nghiệm hoặc đơn thuốc cũ (nếu có). Đồng thời chuẩn bị một số thông tin về tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình để trao đổi rõ với bác sĩ: có mắc bệnh hay trải qua phẫu thuật nào không, dị ứng thuốc hoặc thực phẩm (nếu có), chế độ sinh hoạt và thời gian làm việc, ăn uống có gì khác biệt không, người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh gì nguy hiểm.

Đối với trẻ em, phụ huynh cần mang theo sổ hoặc phiếu tiêm chủng từ trước đến nay.

(2) Lưu ý gì trước khi thực hiện các xét nghiệm?

– Xét nghiệm máu: Có một số xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người xét nghiệm nhịn ăn 4 – 6 giờ trước đó. Thông thường, họ sẽ không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy, chỉ uống nước lọc, không uống nước hoa quả hoặc sữa, không sử dụng các chất kích thích (trà, cà phê, thuốc lá…).

– Xét nghiệm nước tiểu: Vệ sinh tay và bộ phận sinh dục sạch sẽ, chuẩn bị chu đáo dụng cụ đựng bệnh phẩm. Sau khi đi một chút nước tiểu, lấy phần nước tiểu giữa dòng vào ống đựng bệnh phẩm đã được nhân viên y tế cấp. Tuyệt đối không chạm vào mặt trong của ống, trên ống ghi đầy đủ thông tin (họ tên, ngày tháng năm sinh).

– Xét nghiệm tế bào cổ tử cung: Chỉ dành cho phụ nữ đã quan hệ tình dục, không thích hợp để xét nghiệm trong thời gian hành kinh hoặc đang có máu ở âm đạo.

– Siêu âm ổ bụng: Trước đó 1 giờ, cần uống khoảng 500ml nước lọc để bàng quang đầy và nhịn đi tiểu để đánh giá chính xác vùng tiểu khung.

Để có kết quả siêu âm chính xác, cần tìm đến cơ sở y tế uy tín, trang bị máy móc tiên tiến

– Chụp X-quang: Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai cần báo cho bác sĩ trước khi chụp. Nếu chụp X-quang tuyến vú, không sử dụng các sản phẩm ngăn mùi hoặc chống mồ hôi.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT