Trong suốt quá trình mang thai, tử cung của chị em thường có các cơn co thắt, đặt biệt là càng gần các tuần cuối. Vậy phân biệt cơn chuyển dạ thật & giả như thế nào? Mời bạn đọc bài viết dưới đây.
Bác sĩ Đặng Thị Thu Trà
Càng gần các tuần cuối, những cơn co này trở nên mạnh hơn khiến nhiều mẹ bầu nghĩ là mình đang chuyển dạ. Thực chất đây chỉ là cơn chuyển dạ giả, đôi khi xuất hiện trong giai đoạn giữa thai kỳ, thậm chí sớm hơn, khởi phát vào tuần thứ 20 của thai kỳ.
Đọc thêm:
1. Chuyển dạ giả – cơn co Braxton Hick
Nếu đặt tay lên bụng bầu trong cơn co, các mẹ có thể cảm nhận được các cơ ở bụng co bóp vào rồi lại phồng ra, từ mạnh đến giảm dần rồi biến mất hoàn toàn. Một số trường hợp, cơn co này không gây đau.
Trong khi một số khác cảm thấy cơn đau ngắn và nhói lên. Đây có thể là dấu hiệu sẵn sàng cho một cuộc chuyển dạ thực (dấu hiệu chín muồi). Số khác lại cho rằng, điều này giống như một cách luyện tập an toàn của tử cung trước khi chuyển dạ thật.
Nếu bạn có thấy mệt mỏi, có thể:
- Chớp mắt hoặc nghỉ ngơi một lúc.
- Thư giãn
- Uống nước lọc, nước hoa quả hay trà thảo dược an toàn cho bà bầu
- Mát xa hoặc đi dạo kết hợp hít thở nhẹ nhàng
2. Chuyển dạ thật
Cảm giác chuyển dạ thực sự của các bà mẹ khác nhau và cũng không giống nhau giữa các lần mang thai. Một số phụ nữ thấy khó chịu, đau lưng hay đau bụng dưới, cùng với sức ép lên xương chậu, hoặc cũng có thể cảm thấy đau hai bên sườn và bắp đùi.
- Đọc thêm: Khi chuyển dạ “mẹ bầu” nên làm gì?
Một số người miêu tả cơn chuyển dạ như bị chuột rút mạnh, số khác lại cho rằng nó như cơn đau quặn thắt ruột. Đặc biệt nếu dịch âm đạo tiết ra nhiều, có màu đỏ nhiều hơn là chất nhầy màu trắng thì các mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng nhập viện.
Dấu hiệu của chuyển dạ thật:
- Trong một tiếng đồng hồ, cứ 10 phút hoặc hơn lại có một cơn co – cảm giác cơ bụng bị bóp chặt, gây đau lưng hoặc đau bụng dưới. Thường xuyên có cảm giác co bóp mạnh hay đau ở lưng hoặc bụng dưới. Bụng tụt xuống thấp.
- Hormone trong thai kỳ có khả năng làm thay đổi chức năng của ruột, có thể bị đau bụng lâm râm, đi tiêu nhiều hơn và đi tiêu phân lỏng. Nhiều người còn cảm thấy buồn nôn và nôn trong giai đoạn này.
- Cảm thấy sức ép lên khung chậu hoặc âm đạo. Bị chuột rút giống như khi có kinh nguyệt.
- Dịch âm đạo có màu trắng đục, giống như lòng trắng trứng gà hoặc có chất nhầy màu hồng.
- Âm đạo chảy máu, dịch âm đạo tiết ra nhiều và thay đổi, từ loãng, quánh như keo dán giấy trở thành dày hơn, có thể lẫn máu đỏ. Khi cổ tử cung mỏng đi, những mạch máu nhỏ ở cổ tử cung bị vỡ. Vì thế, mẹ bầu có thể nhìn thấy những vệt máu màu đỏ hoặc nâu đỏ có lẫn trong dịch nhầy.
- Vỡ nước ối, nếu vỡ ối trước khi có các dấu hiệu chuyển dạ khác thì cuộc “vượt cạn” có thể diễn ra trong ít phút hoặc vài giờ đồng hồ tới. Một số trường hợp mẹ sẽ vỡ ốm sớm trước khi sinh gần một ngày.
Bảng phân biệt chuyển dạ thật & chuyển dạ giả:
Đặc điểm | Chuyển dạ giả | Chuyển dạ thật |
Tần suất xuất hiện | Không thường xuyên và không liên tiếp | Đều đặn và thường kéo dài 30-70 giây. Càng lúc càng dồn dập hơn. |
Sự tăng giảm khi di chuyển | Cơn co thường ngừng khi đi lại hoặc nghỉ ngơi, hay thay đổi tư thế. | Cơn co không dứt ngay cả khi di chuyển và thay đổi tư thế. |
Cường độ | Cơn co lúc đầu có thể dữ dội nhưng sau đó giảm dần đi. | Cơn co mỗi lúc một mạnh hơn. |
Vị trí | Xuất hiện ở phía trước của bụng hoặc vùng xương chậu. | Cơn co bắt đầu ở phía dưới của lưng và chuyển dần ra phía trước bụng. |
3. Khi nào cần đi khám bác sĩ ngay
Khi các mẹ bầu chưa được 37 tuần, có các cơn co đều đặn thường xuyên hoặc có bất kì triệu chứng sinh non nào dưới đây:
- Đau bụng giống đau bụng kinh hoặc xuất hiện hơn 4 cơ co trong vòng 1 giờ
- Chảy máu âm đao
- Tăng tiết dịch âm đạo, tính chất dịch thay đôi, có màu hồng nhật hoặc máu kèm theo
- Tăng sức ép lên vùng chậu
- Đau thắt lưng, đặc biệt là cơn đau âm ỉ hoặc theo nhịp.
Trên đây là hướng dẫn phân biệt cơn chuyển dạ thật & chuyển dạ giả. Chúc các bạn mẹ tròn con vuông. Trên đây là một số thông tin tham khảo về chuyển dạ khi mang thai, hãy gọi đến tổng đài 19006237 để được tư vấn cụ thể.