Trang chủDấu hiệuPhòng chống đột quỵ trong mùa hè nắng nóng

Phòng chống đột quỵ trong mùa hè nắng nóng

Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là người cao tuổi có tiền sử các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao…Đột quỵ mùa hè nắng nóng hoàn toàn có thể phòng ngừa và sơ cứu kịp thời nếu được phát hiện sớm.

  1. Tại sao vào mùa hè nắng nóng lại là yếu tố làm gia tăng đột quỵ?

-Để thích nghi với thời tiết nắng nóng, cơ thể phải bài tiết mồ hôi nhiều hơn, cho nên cơ thể bị mất nước làm giảm khối lượng máu trong cơ thể gây thiếu hụt lượng máu nuôi dưỡng cho não, do đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.

-Sự ảnh hưởng của nắng nóng còn khiến hệ tuần hoàn, đặc biệt là tim hoạt động kém kèm theo sự giãn mạch dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng cho não, đặc biệt ở người có tiền sử xơ vữa động mạch, cao huyết áp.

– Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng còn làm suy giảm chức năng các cơ quan, gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ …khiến nguy cơ đột quỵ dễ xảy ra.

2. Triệu chứng của đột quỵ do nắng nóng

Triệu chứng điển hình nhất của đột quỵ do nắng nóng là nhiệt độ cơ thể tăng cao, có khi lên đến 40 độ C, da nóng ran, ra nhiều mồ hôi kèm theo thở nông, nhịp tim nhanh, đau nhức đầu, tê yếu nửa người, tay chân không cử động được, nói ngọng, nói khó hoặc không nói được, không xác định được không gian và thời gian, có thể đột ngột mất ý thức hoặc ngất xỉu.

3. Cách sơ cứu khi bị đột quỵ do nắng nóng

Bệnh nhân bị đột quỵ do nắng nóng cần được cấp cứu khẩn cấp vì nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể nhanh chóng bị hôn mê chỉ trong vài phút, thậm trí là tử vong.

Vì vậy, nếu nghi ngờ người thân hoặc ai đó bị đột quy do nắng nóng hãy gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nơi có bóng râm thoáng mát, tránh tự tập đông người gần bệnh nhân.

Sau đó làm hạ thân nhiệt cho bệnh nhân bằng cách cởi bỏ bớt quần áo, sử dụng quạt mát, khăn lau mát cơ thể bệnh nhân, chú ý các vùng nách, bẹn, bàn tay, bàn chân…

4. Phòng tránh đột quỵ ngày hè nắng nóng

Để phòng tránh đột quỵ ngày hè nắng nóng cần:

-Mùa hè là cao điểm của nắng nóng, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài đường, nhất là những lúc nắng gắt từ 10h sáng đến 4h chiều.

-Khi dùng máy điều hòa, chỉ nên khống chế nhiệt độ ở khoảng 26-28 độ C, mức chênh lệch trong và ngoài phòng tốt nhất không nên vượt quá 7 độ C.

-Ngoài ra, thời tiết nóng khiến cho cơ thể mất nhiều nước hơn, do đó cần chú ý thường xuyên bổ sung đủ nước trong ngày. Mỗi ngày nên bổ sung đủ từ 2 lít nước cho cơ thể. Nếu phải tập luyện thể dục, trước khi tập nên uống 1 cốc nước và cứ sau 20 phút vận động mạnh thì nên bổ sung nước 1 lần.

-Mùa nắng nóng cũng nên mặc áo dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời, nên chọn quần áo nhẹ, rộng, màu sáng, tránh mặc đồ bó khó chịu; đội mũ rộng vàng và nên đeo kính bảo vệ mắt.

-Khi ra ngoài, cần bôi kem chống nắng  để bảo vệ da, với chỉ số chống nắng từ 30 SPF trở lên. Nếu không thật sự cần thiết, nên hủy bỏ các hoạt động ngoài trời, chỉ nên ra ngoài vào buổi sáng sớm và chiều muộn, khi ngoài trời đã tương đối dịu mát.

-Các yếu tố khác: kiểm soát stress, ăn uống lành mạnh (tăng cường trái cây rau quả), ngủ đủ giấc, kiểm soát huyết áp và đường huyết, hạn chế rượu bia, thuốc lá và khám sức khỏe định kỳ.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT