Trang chủBệnh truyền nhiễmPhòng tránh lây nhiễm HIV

Phòng tránh lây nhiễm HIV

          Virut HIV có trong máu và các dịch tiết như dịch tiết sinh dục, sữa mẹ… virut HIV lây chủ yếu qua 3 con đường đường máu, con đường quan hệ tình dục không an toàn và mẹ sang con vậy nên cần phòng tránh lây nhiễm hiv qua 3 con đường. hãy tìm hiểu bài viết dưới đây về cách phòng tránh lây nhiễm HIV.

1) Phòng chống lây qua con đường tình dục

  • Tuyên truyền, giáo dục về các biện pháp tình dục an toàn, lành mạnh
  • Khống chế mại dâm
  • Điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
  • Quan hệ chung thủy 1 vợ 1 chồng

phong-tranh-lay-nhiem-hiv

2) Phòng chống lây qua đường máu

  • Kiểm tra HIV ở tất cả các mẫu máu  truyền và các sản phẩm của máu
  • Khi có các vết thương hở đang chảy máu tránh tiếp xúc với các chất dịch của người khác như máu, dịch tiết sinh dục..
  • Không dùng chung bơm kim tiêm
  • Vô trùng các dụng cụ y tế

3)Ngăn chặn lây nhiễm từ mẹ sang con trong thời kỳ chu sinh

  • Phụ nữ cần trang bị kỹ năng sống, xét nghiệm HIV trước khi kết hôn, xét nghiệm HIV trước khi quyết định có thai, khi có thai và khi đẻ
  • Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai. Nếu đã có thai mà nhiễm HIV thì đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn
  • Dùng thuốc HIV khi bà mẹ nhiễm HIV: Uống Zidovudin bắt đầu từ tuần lễ thứ 36 của thai nghén cho đến khi chyển dạ hoặc Uống Nevirapin lúc chuyển dạ ( theo chỉ định của bác sĩ). Nếu trẻ có mẹ bị nhiễm hiv thì không nên cho trẻ bú sữa mẹ vì trong sữa mẹ có virut HIV lây truyền được, nên cho trẻ ăn sữa công thức tránh lây nhiễm từ mẹ sang con

4) Quy trình xử lý sau phơi nhiễm

Xử lý vết thương tại chỗ, nếu tổn thương da chảy máu :

  • Rửa ngay vết thương dưới vòi nước
  • Để vết thương chảy máu trong một thời gian ngắn
  • Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn trong thời gian ít nhất 5 phút

Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt : rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối 0,9% liên tục trong 5 phút

Phơi nhiễm qua miệng mũi: rửa và nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch muối 0,9% và xúc miệng bằng nước muối 0,9%.

Chỉ định điều trị dự phòng ARV cho người bị phơi nhiễm

  • Phơi nhiễm không có nguy cơ ( khi da không bị xây xát): không cần điều trị
  • Phơi nhiễm nguy cơ thấp ( khi da tổn thương xây xát nông, không chảy máu hoặc dịch thể máu của người bệnh bắn vào da, niêm mạc không tổn thương): chỉ tiến hành điều trị khi nguồn gây phơi nhiễm có hiv (+) và người bị phơi nhiễm có hiv (-).
  • Phơi nhiễm có nguy cơ cao ( khi tổn thương da sâu, chảy máu nhiều hoặc dịch thể máu của người bệnh hiv bắn vào vùng da , niêm mạc tổn thương, loét từ trước )
  • Phơi nhiễm quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm

Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm. Điều trị ARV trong vòng 72h đầu sau nguy cơ phơi nhiễm điều trị càng gần thì càng tốt, không nên điều trị muộn sau 72h.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT