Trang chủSỨC KHỎE TỔNG QUÁTSơ cứu khi bị chó cắn

Sơ cứu khi bị chó cắn

Khi bị chó cắn bạn cần làm gì để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết thương hay nhiễm virus dại. Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều trường hợp trẻ bị chó nuôi trong nhà cắn gây vết thương nặng vùng đầu mặt cổ, nhiều trường hợp rất nghiêm trọng. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ thích chơi đùa với chó nhưng chưa ý thức được sự nguy hiểm và chưa đủ sức để tự bảo vệ khi bị chó tấn công. Do đó mọi người chú ý phòng ngừa và học cách sơ cứu tai nạn này.

 

Sơ cứu khi bị chó cắn
                                  Sơ cứu khi bị chó cắn

Sơ cứu khi bị chó cắn

– Khi gặp trường hợp trẻ bị chó cắn, ngay lập tức người lớn cần trấn an, an ủi trẻ, nhằm tránh cho trẻ bị hoảng loạn. Sau đó xem xét vết thương rồi tiến hành rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, kể cả vết thương chỉ trầy xước da. Lưu ý: cần phải rửa tay thật sạch trước và sau khi sơ cứu.

Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, điều quan trọng trước tiên là làm sạch vết thương do chó cắn. Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng chứ đừng chà xát mạnh.

– Dùng dung dịch sát khuẩn (có thể là cồn 70 độ hoặc dung dịch iod) để sát trùng vết thương. Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương. Sau khi đã thực hiện các bước trên cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ xem xét và có chỉ định thích hợp. Nếu vết thương chảy máu quá nhiều cần phải đến bệnh viện cấp cứu ngay.

– Cần tiêm phòng dại càng sớm càng tốt. Tùy theo tình trạng vết thương cùng với tiền sử tiêm phòng uốn ván trước đây mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng uốn ván và có thể tiêm huyết thanh kháng dại nếu vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ, vết thương ở các vị trí có nhiều dây thần kinh như đầu ngón tay, đầu ngón chân, bộ phận sinh dục, vết thương sâu và nhiều.

                                              Sơ cứu khi bị chó cắn

Tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại

Cần tiêm ngay vacxin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:

  • Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục… nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời.
  • Khi trẻ bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo… cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:

  • Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
  • Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.
  • Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.
  • Nếu đưa nạn nhân đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Vì thế các nạn nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.

Phòng ngừa chó cắn

Chó là một vật nuôi gần gũi trong mỗi gia đình, do đó trẻ có nhiều cơ hội để tiếp xúc, đùa giỡn với chúng, vì vậy nguy cơ trẻ bị chó cắn hoàn toàn có thể xảy ra. Để đề phòng trường hợp bị chó cắn, cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ, nhất là những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Đối với trẻ lớn, nên giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, không đến gần súc vật lạ, không chọc phá súc vật nhất là khi chúng đang ăn hoặc đang ngủ vì chó tuy là động vật rất gần gũi với con người nhưng bản năng hoang dã có thể khiến chúng có những phản ứng rất quyết liệt khi đùa giỡn thái quá. Cha mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ biết cách tự bảo vệ vùng đầu mặt của mình khi chẳng may bị chó tấn công bằng động tác như sau: cuộn tròn người lại, hai tay ôm chặt lấy đầu và mặt.

Ngoài ra, cũng cần tiêm phòng bệnh dại cho những vật nuôi thường tiếp xúc với trẻ như chó, mèo. Cách tốt nhất để tránh tai nạn do chó cắn nếu gia đình có trẻ nhỏ là không nên nuôi chó.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

4 BÌNH LUẬN

  1. Chào bác sy traong luc chơi dua với con chó nhà em nặng chừng 3kg đến 4kg răng nó lỡ làm xước một đường chừng 1milimet ở trong lòng bàn tay của em vậy em có cần di tiêm phòng vắc xin không ạ.

    • Chào em Đặng Hoàng Đạt.
      Cảm ơn em đã gửi câu hỏi về cho tổng đài.
      Trường hợp của em thì vết thương khá là nhỏ (dài khoảng 1mm) tại bàn tay,không phải vị trí nguy hiểm nhất như đầu,mặt ,cổ, hơn nữa đây là chó nhà em nuôi, do đó khả năng lây bệnh dại cũng gần như không có.
      Bởi virus từ nước bọt của động vật hoặc người bị bệnh vào động vật và người khác qua vết cắn mới có tỷ lệ cao (99,8%), hiếm gặp qua vết cào xước có dính nước bọt hoặc qua vết liếm của động vật lên vùng da bị xây sát.
      Nếu trước kia em cũng đã từng đi tiêm phòng dại, cơ thể vẫn còn kháng thể có hiệu lực để bảo vệ với bệnh dại thì có thể không cần tiêm phòng.Khi em được tiêm đúng phác đồ, đúng kỹ thuật, vaccine được bảo quản tốt, hiệu lực bảo vệ sẽ được trên 1 năm.Trường hợp đã từng tiêm mũi nhắc lại sau 1 năm hoặc 5 năm sau mũi tiêm cuối cùng của đợt điều trị dự phòng trước thì những lần phải điều trị dự phòng tiếp sau đó sẽ chỉ phải tiêm 2 mũi liều 0,1 ml vào ngày 0 và 2 mũi liều 0,1 ml vào ngày 7.
      Nếu em trước đây chưa từng đi tiêm phòng thì bây giờ vẫn có thể đi tiêm phòng được. Việc tiêm phòng kết hợp theo dõi con chó trong 7-10 ngày:
      -Sau 10 ngày, con chó không chết thì chuyển từ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm thành trước phơi nhiễm,không cần đi tiêm mũi tiếp.
      -Nếu con chó đã chết trong vòng 10 ngày hoặc có các biểu hiện bất thường như bỏ ăn,cắn người,lên cơn.. thì cần bổ sung việc tiêm phòng đủ mũi ngay.
      Hiện nay,việc tiêm phòng vacxin cũng khá an toàn,ít tác dụng phụ. Do đó,em cũng không cần quá lo lắng khi quyết định tiêm vacxin,sẽ có rất nhiều loại vacxin dại em có thể được lựa chọn qua sự tư vấn của bác sĩ trung tâm y tế dự phòng,hoặc bệnh viện dịch tễ,bệnh viện truyền nhiễm nơi em sinh sống.
      Chúc em sức khỏe tốt.

  2. Chào bác sĩ. E có câu hỏi thắc mắc bác sĩ giải đáp giúp e ạ. Hôm nay e dắt con chó cảnh nhà e đi vệ sinh và bị chó hàng xóm cắn vào đuôi vì e hoảng quá nên trong lúc đang cắn thì e giằng kéo con chó nhà e ra nhưng vô tìm bị chó nhà e cắn vào tay e và bị chảy máu như vậy có phải chó nhà e đau quá nên mới cắn vào tay e k ạ và liệu trường hợp này có nên tiêm phòng dại k ạ

  3. Bé hà em 2,5tuổi ạ. 16.06.2018 bé bị chó cắn và đi tiêm ngay mũi đầu tiên ạ. Ngày 14.07.2018 be đuoc tiêm mũi thứ 5 abhayrab ạ.giờ ngày 07.09.2018 bé lại bị chó cắn nữa .vậy em cần chích lại cho con khong ạ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT