Trang chủSẢN PHỤ KHOASự quan trọng của xét nghiệm đường huyết khi mang thai.

Sự quan trọng của xét nghiệm đường huyết khi mang thai.

Quá trình mang thai là một quá trình có rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể người mẹ, từ thay đổi tâm sinh lý, yếu tố cân nặng, và kéo theo đó cũng có thể xuất hiện các bệnh lý trong quá trình mang thai, chính vì vậy mẹ cần làm xét nghiệm theo thời điểm trong thai kỳ để phát hiện sớm bệnh. Trong đó có xét nghiệm đường máu chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.

Xét nghiệm đường huyết khi mang thai và giá trị của nó?

Đái tháo đường thai kỳ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi.

Đái tháo đường thai kỳ là đái tháo đường xuất hiện khi mang thai, thường phát hiện vào tuần thai thứ 24 đến tuần thai thứ 28. Cần phân biệt với đái tháo đường typ I hay Đái tháo đường typ II được phát hiện trước khi mang thai.

Vào tuần thai thứ 24 đến tuần thai thứ 28 mẹ thường được làm xét nghiệm chỉ số glucozo trong máu nhằm đánh giá sự dung nạp glucose của mẹ.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ được làm xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ với tiêu chuẩn như xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường không mang thai. Thường được làm lần khám thai đầu tiên với người nguy cơ cao như

  • Tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước đó
  • Tuổi mẹ > 35
  • Thừa cân, béo phì
  • Tiền sử sinh con to > 4kg
  • Tiền sử gia đình có người đái tháo đường
  • Bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang
  • Tiền sử gia đình có người đái tháo đường

Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ được làm vào tuần thai 24 đến 28 như sau. Nhịn ăn trước xét nghiệm 8 giờ ( không quá 14 giờ ). Sau đó cho sản phụ uống 200ml nước có pha 75g đường trong vòng 5 phút

Xét nghiệm được làm 3 lần: Khi đói, sau uống 1 giờ, sau uống 2 giờ

Kết quả chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi đạt 1 trong 3 tiêu chuẩn sau

Lần 1 khi đói : Kết quả > 5,1 mmol/l

Lần 2 sau uống 1 giờ : kết quả > 10,0 mmol/l

Lần 3 sau uống 2 giờ : Kết quả > 8,5 mmol/l

Chỉ định xét nghiệm đường huyết được làm cho tất cả phụ nữ mang thai, vì bệnh cần được điều trị và theo dõi sát trong và sau quá trình mang thai, vì nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh non, thai lưu, sảy thai, hay nguy hiểm đến tính mạng mẹ nặng có thể hôn mê và tử vong.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT