Trang chủSức khỏe Mẹ-BéNhững điều cần biết về rau tiền đạo

Những điều cần biết về rau tiền đạo

Rau tiền đạo: là rau không bám ở đáy tử cung mà bám ở eo, lỗ trong cổ tử cung, cản trở đường ra của thai nhi trong quá trình chuyển dạ.

1. Triệu chứng

Triệu chứng lâm sàng

1.1. Triệu chứng cơ năng

Triệu chứng chảy máu là triệu chứng chính. Đặc tính chảy máu là thường xuất hiện đột ngột, không có nguyên nhân rõ ràng, không có triệu chứng báo trước, không kèm theo đau bụng, máu ra đỏ tươi sau khi ra ngoài đông lại thành cục.

Lượng máu ra thường ít trong những lần đầu, ngưng tự nhiên sau đó lại tái phát nhiều lần và lần chảy máu sau có khuynh hướng ngày càng nhiều hơn những lần trước.

Triệu chứng chảy máu thường xuất hiện vào ba tháng cuối của thời kỳ thai nghén, đôi khi sớm hơn.

1.2. Triệu chứng thực thể

 – Các dấu hiệu sinh tồn tương ứng với lượng máu mất ra ngoài. Đo mạch, huyết áp, nhịp thở có thể bình thường hay thay đổi tuỳ sự mất máu nhiều hay ít.

 – Nắn ta có thể chẩn đoán được ngôi thai cao hoặc bất thường như ngôi ngang hoặc ngôi ngược.

– Nghe tiếng tim hai ở rau tiền đạo không chảy máu thường biểu hiện bình thường. Tiếng tim thai chỉ thay đổi (thai suy) khi rau tiền đạo chảy máu nhiều.

– Thăm âm đạo: Là phương pháp giúp ta chẩn đoán xác định. Tuy nhiên khám âm đạo là động tác có thể làm nhau bong thêm gây chảy máu ồ ạt gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Do đó chỉ khám âm đạo ở nơi có phòng mổ khi đã sẵn sàng các phương tiện hồi sức và phẩu thuật

Bằng mỏ vịt hay bằng van âm đạo: khi chưa chuyển dạ có giá trị chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây ra chảy máu từ tổn thương cổ tử cung như lộ tuyến cổ tử cung, viêm hay loét cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, pô-líp cổ tử cung.

Triệu chứng cận lâm sàng 

Siêu âm chẩn đoán: siêu âm ta có thể thấy được vị trí chính xác của bánh rau. Phương pháp này vừa chẩn đoán chính xác 95% vừa nhanh có khả năng chẩn đoán trước khi có biểu hiện lâm sàng là chảy máu, đang được dùng rộng rãi ở khắp mọi nơi.

2. Xử trí

Khi thai chưa được 32 tuần
Điều trị nội khoa :
– Bất động
– Thuốc giảm co bóp tử cung
– Các thuốc cầm máu , các thuốc bổ thai theo dỗi cho đến khi thai đủ tháng nếu ra máu nhiều khó giữ thai cần phải cấp cứu mẹ , bấm ối ( trừ loaị trung tâm ) cầm máu và gây chuyển dạ.
Khi thai đủ 32 tuần
Thai có thể sống độc lập ngoài tử cung nếu chảy máu tái diễn nhiều lần tốt nhất mổ lấy thai không nên chờ đợi đến chuyển dạ.
Khi chuyển dạ
– Đối với rau bám thấp, bám mép và bám bên xé rộng màng ối theo bờ bánh rau 60 – 80 % theo dõi cho đẻ đường âm đạo.
– Đối với các trường hợp rau tiền đạo bán trung tâm và trung tâm hoàn toàn phải mổ lấy . Cần hồi sức thật tốt trước, trong và sau mổ.

3. Phòng bệnh

– Khám thai định kỳ thường xuyên phát hiện bất thường để có biện pháp xử trí kịp thời.

– Điều trị tích cực cho các sản phụ được chẩn đoán rau tiền đạo: nằm viện, nghỉ ngơi, thuốc men.

– Không nên sinh đẻ nhiều vì đó là một trong những nguyên nhân chính gây rau tiền đạo.

S&T

Lưu ý: Khi bạn có thắc mắc gì về vấn đề sức khỏe, hãy gọi cho chúng tôi theo số 19006237 để được tư vấn chi tiết.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT