Có nhiều bà mẹ rất chăm con nhưng bé yêu không chỉ chậm tăng cân mà còn thấp bé hơn so với trẻ cùng tuổi. Điều này vừa gây áp lực lên mẹ vì nuôi con chưa đúng cách và việc ép con ăn dần dẫn đến trẻ “sợ” ăn, kém hấp thu, lên cân chậm.
Chậm tăng cân ở trẻ không phải chứng bệnh mà là cảnh báo hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề, dưỡng chất, năng lượng không đủ để trẻ phát triển. Trẻ nên có cân nặng, chiều cao phù hợp với lứa tuổi để có sức đề kháng tốt, cao lớn, khỏe mạnh, trí tuệ, năng động. Nếu không cung cấp đủ dưỡng chất, trẻ dễ gặp các vấn đề như:
– Chậm tăng cân, suy dinh dưỡng khiến trí não trẻ chậm phát triển, cơ thể thấp bé, không được nhanh nhẹn linh hoạt.
– Trẻ dễ mắc các bệnh lý do hệ miễn dịch yếu, các vi khuẩn dễ xâm nhập gây ra các bệnh như rối loạn tiêu hóa, khó hấp thu, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, … khiến trẻ gầy guộc, yếu ớt.
– Vóc dáng bị ảnh hưởng nhiều nếu tình trạng chậm tăng cân kéo dài. Trẻ dễn bị thấp bé, còi xương, khi cơ thể suy nhược lâu ngày và khó đạt được tầm vóc lý tưởng khi trưởng thành.
Vậy nguyên nhân gây tình trạng chậm tăng cân ở trẻ từ đâu?
Trẻ thiếu vitamin và khoáng chất
Không ít trường hợp trẻ lên cân chậm là do chế độ ăn uống hằng ngày thiếu hụt vitamin và khoáng chất như kẽm, kali, sắt, canxi, vitamin A, B, D, … trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thấp bé, nhẹ cân hơn bạn cùng tuổi.
Rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ thường gặp nhiều rối loạn như táo bón, đầy bụng khó tiêu, khó hấp thu. Đây là một trong những lí do khiến bé dù ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân, là rào cản sự phát triển của bé yêu nên các bậc phụ huynh hãy đưa con đi khám để tìm nguyên nhân và có cách chăm sóc khoa học, giúp trẻ phát triển tối ưu.
Trẻ biếng ăn
Trẻ chán ăn, lười ăn cũng khiến cân nặng cứ “giậm chân tại chỗ” vì các dưỡng chất được nạp vào không đủ để nuôi cơ thể nên sẽ dẫn đến trẻ bị chậm lên cân.
Mẹ ít sữa
Với trẻ sơ sinh thì sữa mẹ được xem là “nguồn sống” của con, nếu sữa mẹ không dồi dào, trẻ sẽ đủ sữa để ăn dễ khiến con bị đói và chậm tăng cân. Nhiều gia đình cho trẻ ăn sữa công thức để bổ sung dưỡng chất nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trong 6 tháng đầu đời nên cho bé yêu ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ để trẻ phát triển tối ưu và an toàn. Ngoài ra có những sai lầm khiến trẻ chậm tăng cân như tư thế cho con bú không đúng khiến trẻ ngậm ti không đúng cách, mẹ cho trẻ bú sữa quá nhanh,…
Chế biến thức ăn sai cách
Quan niệm sai lầm trong chế biến đồ ăn cho trẻ của nhiều phụ huynh cũng khiến trẻ tăng cân chậm, ví dụ: nạp quá nhiều lượng đường hoặc muối, cho bé ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài thường xuyên…
Chăm sóc trẻ không khoa học
Các thói quen xấu cũng gây ra tình trạng trẻ chậm lên cân như: cho trẻ tắm ngay sau ăn, cho trẻ bú hoặc uống nước trước bữa ăn,…
Trẻ hiếu động
Trẻ hiếu động, ham chơi thường có nhu cầu nạp dưỡng chất nhiều hơn để trẻ vui chơi, giải phóng năng lượng mọi nơi mọi lúc.