Trang chủSẢN PHỤ KHOAThận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai

Hầu hết các thuốc thường chống chỉ định với phụ nữ mang thai và chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết. Những thuốc này chỉ được sử dụng khi tác động trên người mẹ có hiệu quả hơn so với nguy hại trên bào thai.

1. Thuốc gây mê toàn thân và thuốc an thần

Thuốc gây mê và thuốc an thần cần thiết cho trẻ sơ sinh, trẻ em và phụ nữ mang thai trong trường hợp cần tiến hành phẫu thuật hoặc thủ thuật khác. Ngoài ra, việc không điều trị giảm đau có thể gây hại cho trẻ và ảnh hưởng đến hệ thần kinh đang phát triển của trẻ. Việc sử dụng lặp lại hoặc kéo dài thuốc gây mê toàn thân và thuốc an thần khi tiến hành phẫu thuật hoặc thủ thuật ở trẻ dưới 3 tuổi hoặc phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối của thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.

2. NSAIDs

Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng trong nhiều tình trạng bệnh lý, đặc biệt trong giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Trong đó, có nhiều thuốc được cấp phát không cần đơn và có thể sử dụng để tự điều trị. Phụ nữ có thai không nên dùng NSAID từ tháng thứ 6 của thai kỳ.

Chống chỉ định của mọi loại NSAID (như ibuprofen, ketoprofen, diclofenac, …) và kể cả aspirin, thuốc bán theo đơn hoặc không cần đơn (OTC) cho phụ nữ có thai từ tháng thứ 6 của thai kỳ với bất kể thời gian và đường dùng nào của thuốc (đường uống, đường tiêm hay ngoài da). Đặc biệt, chống chỉ định sử dụng các thuốc chứa celecoxib và etoricoxib trong toàn bộ thai kỳ. Các thuốc này có thể gây ra độc tính thận và tim phổi có thể gây tử vong cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

3. Codein và tramadol

Chống chỉ định codeine trong điều trị ho và tramadol trong điều trị đau ở trẻ em dưới 12 tuổi. Tránh sử dụng codeine và tramadol ở thiếu niên từ 12 – 18 tuổi bị béo phì hoặc có bệnh lý hô hấp (ngưng thở khi ngủ, hoặc bệnh phổi nghiêm trọng) có thể làm tăng nguy cơ bệnh lý đường thở nghiêm trọng.

Không nên sử dụng codeine và tramadol trên phụ nữ đang cho con bú do có thể gây ADR nghiêm trọng cho con, bao gồm buồn ngủ quá mức, khó thở và các bệnh lý đường thở nghiêm trọng khác có thể gây tử vong.

4. Các vitamin

Các vitamin: Nhiều người nghĩ rằng, vitamin là loại thuốc bổ, vì thế cứ uống nhiều cũng chẳng sao nhưng thực ra vẫn có tác hại. Trước hết do sử dụng nhiều vitamin, cơ thể có thói quen đào thải số lượng vitamin “thừa” nên khi không dùng nữa thì các vitamin trong thực phẩm ăn vào dù đủ cũng bị đào thải nhiều khiến cơ thể bị thiếu. Mặt khác, có loại như vitamin D khi dùng nhiều và kéo dài sẽ làm cho nhau thai bị vôi hóa, khiến việc trao đổi chất giữa máu mẹ với thai qua nhau thai bị cản trở và còn gây đọng vôi ở xương và các phủ tạng, nhất là tại thận của thai. Vitamin C uống nhiều sẽ tích lũy trong nước ối, vitamin B 12 tích lũy ở nhau thai.

5. Các kháng sinh

Các nghiên cứu trước đây đã ghi nhận mối liên quan giữa dị tật bẩm sinh với việc sử dụng nitrofurantoin và sulfamid ở người mẹ trong thai kỳ. Các nghiên cứu đã phát hiện mối liên quan giữa nitrofurantoin và dị tật hở vòm miệng; trimethoprim-sulfamethoxazol và teo thực quản và thoát vị hoành bẩm sinh; cephalosporin và hẹp hậu môn trực tràng. Mặc dù phơi nhiễm với những kháng sinh này có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, nhưng tỷ lệ ghi nhận là hiếm gặp. Vì vậy, cần cân nhắc giữa nguy cơ của việc sử dụng kháng sinh với nguy cơ nếu nhiễm khuẩn tiết niệu không được điều trị. Nhiễm khuẩn tiết niệu không phức tạp có liên quan đến hạn chế tăng trưởng của thai nhi trong tử cung và tăng nguy cơ sinh non

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT