Thiếu Glucose – 6 – phosphatase dehydrogenase (G6PD) là bệnh lý về men thường gặp nhất ở người. Di truyền theo nhiễm sắc thể X, thiếu G 6PD gây bệnh cho khoảng 400 triệu người trên thế giới. Bệnh rất đa dạng với hơn 300 biến thể đã được báo cáo. Dưới đây là danh sách một số loại thuốc và thực phẩm nên tránh ở người thiếu G6PD.
Thực tế, nhiều bậc cha mẹ có con bị mắc bệnh thiếu men G6PD thường lo lắng quá mức và không cho con ăn, uống hay tiếp xúc với tất cả các tác nhân gây oxi hóa. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các tác nhân oxi hóa phụ thuộc vào mức độ thiếu men G6PD, thể trạng chung của bé cùng với liều lượng và cường độ tiếp xúc. Tùy vào thể trạng chung và mức độ thiếu men G6PD của mỗi trẻ mà cần tránh hoàn toàn hoặc hạn chế sử dụng các thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa chất chứa chất oxi hóa. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học là cần thiết giúp bé có một cuộc sống lành mạnh! Do vậy, chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng trẻ nên được tham vấn bởi các bác sỹ có chuyên môn dựa trên các kết quả xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán.
Những thuốc và thực phẩm nên tránh
Thuốc kháng sinh
Những người bị thiếu hụt men G6PD có thể dung nạp được đa số các loại kháng sinh nhưng nên thận trọng với một số loại kháng sinh chọn lọc có thể làm khởi phát quá trình vỡ hồng cầu và dẫn đến thiếu máu. Các loại kháng sinh thuộc nhóm sulfa là những loại kháng sinh nên tránh. Những loại kháng sinh này thường được dùng để điều trị tình trạng nhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu (bàng quang). Dạng kháng sinh phổ biến nhất của nhóm sulfa có tên thương mại là Septra hoặc Bactrim (sulfamethoxazole-trimethoprim).
Kháng sinh nhóm quinolone cũng nên tránh sử dụng. Hai loại kháng sinh phổ biến thuộc nhóm quinolone là Cipro (ciprofloxacin) và Levaquin (levofloxacin). Những loại kháng sinh này thường được sử dụng ở người trưởng thành để điều trị tình trạng viêm phổi và viêm đường tiết niệu. Các thuốc kháng sinh khác cũng thuộc nhóm này và cũng cần tránh sử dụng bao gồm nitrofurantoin và dapsone.
Thuốc điều trị sốt rét
Primaquine, một loại thuốc thường được dùng để điều trị sốt rét có thể gây ra tình trạng tan máu ở những người bị thiếu hụt men G6PD. Vì nguy cơ gặp phải biến chứng tan máu, nên khuyến cáo được đưa ra là trước khi sử dụng Primaquine để điều trị sốt rét, các bệnh nhân cần được xét nghiệm tình trạng thiếu G6PD, bao gồm cả các trẻ sơ sinh có mẹ sử dụng Primaquine. Tuy nhiên, tất cả những thuốc khác dùng để điều trị sốt rét đều có thể dung nạp được bởi những người thiếu men G6PD.
- Primaquine
- Pamaquine
- Quinine
- Chloroquine
Sulfacetamides
- Sulfacetamide
- Sulfanilamide
- Sulfamethoxazole ( septra, bactrim)
- Sulfasalazine
Giảm đau
- Phenacetin
- Acetanilide
- Phenazopyridine
Khác
- Flutamide (Eulexin)
- Methylene Blue
- Rábunicase
- Long não
- Vitamin K
- Isobutyl nitrite
- Phenylhydrazine
- Pỷidium
Thức ăn
- Không sử dụng các loại dược phẩm, thức ăn hoặc những chất có thể gây tan huyết.
- Thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng thiếu men G6PD của trẻ.
- Không sử dụng viên long não (băng phiến) để cho vào tủ quần áo, chăn mềm, giường gối do có chứa Naphthalen là một chất oxy hóa.
- Cần cảnh giác với một số loại thuốc nam, thuốc đông y và các loại đậu vì có thể chứa chất oxy hóa.
- Các bà mẹ cho con bú không được sử dụng những thức ăn hoặc dược phẩm không được sử dụng ở người bị thiếu men G6PD vì những chất này có thể đi vào cơ thể trẻ qua sữa mẹ.
- Không nên tự ý mua thuốc cho trẻ mà phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Để không gây tình trạng này, trong chế độ ăn của bé không được sử dụng các loại đậu có chứa phức hợp glucoside như các loại đậu tằm, đậu nành, đậu phộng, đậu xanh, đậu Hà lan. Nói tóm lại để an toàn cho bé bạn nên tránh không dùng các loại đậu để chế biến thức ăn cho trẻ.
- Ngoài ra, khi bé ốm, sốt, mẹ không được tự mua thuốc mà phải đưa trẻ đi khám, và phải thông báo cho bác sĩ biết tình trạng của bé để họ tránh sử dụng những loại thuốc không phù hợp, khiến bệnh nặng hơn.
Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.
có tài liệu nào chứng minh là trẻ ko được dùng đậu phộng, đậu đen, đậu đỏ, đậu hà lan ko…
Xin chào bác sĩ.bs cho tôi xin hỏi là con tôi đi khám ở BV nhi Trung ương thì bs chỉ bảo kiêng mình đậu nành thôi.vậy tại sao tài liệu lại bảo là phải kiêng tất cả các loại đậu ak