Tiêu chảy là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em, nhất là ở các nước đang phát triển. WHO ước tính, ở các nước này hàng năm có tới 1,3 ngàn triệu lượt trẻ em bị tiêu chảy và 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì tiêu chảy. Trong đó 80% tử vong xảy ra ở trẻ dới 2 tuổi. Nguyên nhân chính của tử vong là do cơ thể mất nớc và điện giải. Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu của suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Bệnh tiêu chảy vẫn đang là một vấn đề y tế toàn cầu, là gánh nặng kinh tế đối với các nớc đang phát triển.
Thế nào là tiêu chảy cấp?
Tiêu chảy: Là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước ≥ 3 lần trong 24 giờ.
Tiêu chảy cấp: là tiêu chảy khởi đầu cáp tính và kéo dài không quá 14 ngày.
Nguyên nhân
- Độc tố vi khuẩn như trong nhiễm độc thức ăn do Salmonella, tụ cầu.
- Nhiễm khuẩn E. Coli (gây 25% tiêu chảy cấp), shigella (trực trùng lỵ, Shigella gây lỵ trong 60% các đợt lỵ), steptococcus thờng gặp. Hiếm hơn có thể do tả.
- Nhiễm virus hay gặp nhất là Rotavirus. Đây là tác nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em, chiếm tới 60%.
- Ký sinh trùng: amip (Entamoeba histolytica), lamblia giardia.
- Thuốc hoặc hoá chất: quinidin, colchicin, neomycin, chì, thuỷ ngân….
- Ăn uống không hợp với trẻ.
Các triệu chứng cần chú ý khi trẻ bị tiêu chảy cấp
- Trẻ tỉnh táo, kích thích, hay ly bì khó đánh thức
- Trẻ có nôn tất cả mọi thứ không
- Trẻ khát uống háo hức hay không thể uống được
- Mắt trẻ có trũng không
- Trẻ khóc có ra nước mắt không
Hậu quả của tiêu chảy cấp
- Mất nước
- Rối loạn điện giải
- Rối loạn toan kiềm
- Suy dinh dưỡng
- Thiêu các vitamin và kháng chất
Khi nào cần đưa trẻ đến viện
- Trẻ kích thích, vật vã hoặc ly bì khó đánh thức
- Trẻ nôn ra tất cả mọi thứ
- Trẻ uống háo hức hoặc không uống được
- Trẻ khóc không ra nước mắt
- Mắt trẻ trũng hơn bình thường
Khi trẻ có bất kì dấu hiệu nào đều phải đưa đến trung tâm y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị.
Điều trị tiêu chảy cấp tại nhà như thế nào
Khi trẻ tiêu chảy chưa có dấu hiệu đã nêu trên thì trẻ có thể điều trị tại nhà đồng thời theo dõi sát tình trạng của trẻ
Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường phòng mất nước. Cách uống như sau:
- Số lượng uống: cho trẻ uống nước sau mỗi lần đi ngoài với số lượng nước như sau
- Trẻ < 24 tháng: cho uống 50- 100ml sau mỗi lần đi ngoài, 500ml/ngày
- Trẻ 2 tuổi – 10 tuổi: cho uống 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài, 1000ml/ngày
- Từ 10 tuổi trở lên uống cho đến khi hết khát: 2000ml/ngày.
- Các loại dịch dùng trong tiêu chảy: dung dịch OREZOL, nước cháo muối, nước dừa v.v…
- Cách cho uống
- Trẻ < 2 tuổi, cho uống từng thìa, trẻ lớn cho uống từng ngụm một bằng cốc hoặc bằng bát
- Trẻ bị nôn, dừng uống đợi 5- 10 phút sau lại tiếp tục cho uống
- Cần động viên người mẹ chịu khó cho con uồng, vì chỉ có cho uống mới tránh được hậu quả nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy.
Theo dõi sát trẻ nếu trẻ có các dấu hiệu nặng lên, hoặc đi ngoài phân lẫn máu thì nên đưa trẻ đến bệnh viện.
Những lưu ý khi uống orezol.
- Các bà mẹ phải đọc kĩ hướng dẫn của gói orezol để pha đúng theo tỷ lệ nước/gói.
- Phải pha luôn cả gói theo hướng dẫn vào một ca sạch, uống theo hướng dần trên
- Không để qua ngày rồi cho trẻ uống
- Không được pha với các dung dịch khác mà phải pha với nước nguội
Cách nấu cháo muối tại nhà
1. Chuẩn bị
- 1 nắm gạo (50g)
- 1 nhúm muối (3g)
- 6 bát nước
2. Cách nấu
- Cho tất cả vào một nồi nấu nhừ rồi lọc lấy nước
BS Mai.