Loét dạ dày tá tràng là bệnh làm tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, mặc dù đã có những tiến bộ lớn trong chẩn đoán và điều trị nhưng bệnh vẫn là một vấn đề sức khỏe lớn bởi số lượng bệnh nhân nhiều, tính chất mạn tính và dễ tái phát có thể gây một số biến chứng.
- Yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến loét dạ dày tá tràng
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh loét dạ dày tá tràng. Nắm được các yếu tố nguy cơ sau đây có thể giúp chúng ta thay đổi lối sống, thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt để phòng và điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
+ Di truyền
+ Tâm lí
+ Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia
+ Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ
- Nguyên nhân dẫn đến loét dạ dày tá tràng
Có rất nhiều nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng, nhưng trên thực tế lâm sàng có một số nguyên nhân sau đây:
+ Loét do HP : là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp và mạn, ung thư dạ dày
+ Thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau: là nguyên nhân thứ 2 sau nhiễm HP, ức chế quá trình tổng hợp prostagladin là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng
- Biểu hiện của bệnh loét dạ dày tá tràng :
+ Đau bụng vùng thượng vị ( vùng trên rốn ): triệu chứng gần như luôn luôn xuất hiện ở bệnh loét dạ dày tá tràng, dau có thể từ mức độ khó chịu, âm ỉ đến dữ dội, tùy vị trí ổ loét thì tính chất đau có thể ít nhiều khác biệt
+ Loét dạ dày: tùy vị trí ổ loét mà vị trí và tinh chất lan của tính chất đau có thể khác nhau. Thường đau sau ăn khoảng vài chục phút đến vài giờ. Đáp ứng với bữa ăn và thuốc trung hòa acid kém hơn so với loét hành tá tràng
+ Loét hành tá tràng: thường xuất hiện lúc đói hoặc sau bữa ăn 2-3 giờ, đau tăng lên về đêm, ăn vào hoặc sử dụng các thuốc trung hòa acid thì đỡ đau nhanh.
+ Đau âm ỉ kéo dài thành từng cơn nhưng có tính chất chu kì thành đợt
+ Có thể có các triệu chứng khác: buồn nôn, nôn, chán ăn, cảm giác nóng rát, đầy chướng bụng, ợ chua.
+ Trong đợt loét có thể sụt cân nhẹ, sau đợt loét lại trở về bình thường
- Biến chứng của loét dạ dày tá tràng
+ Xuất huyết tiêu hóa trên
+ Thủng hoặc dò ổ loét
+ Hẹp môn vị
+ Ung thư hóa