Bệnh lây qua đường tình dục (STIs) là vấn đề sức khỏe thường gặp và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra nhiều nguy cơ cho thai kỳ bao gồm sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân và bệnh lý về mắt ở trẻ sơ sinh.
3. Bệnh giang mai
Bệnh giang mai gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum. Biến chứng lâu dài của bệnh giang mai không được điều trị là các bệnh thần kinh, bệnh tim mạch và gummata (tổn thương da dạng u hạt).
Mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai có thể có hậu quả nghiêm trọng như sinh non, đa ối, thai nhi tử vong và giang mai bẩm sinh. Giang mai có thể được truyền cho em bé qua nhau thai bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
Điều trị bệnh giang mai khi mang thai
Điều trị bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai nên ưu tiên sử dụng penicillin dạng tiêm cho các giai đoạn bệnh giang mai.
Phác đồ khuyến cáo cho bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai
Giai đoạn |
Phác đồ khuyến cáo |
Phác đồ thay thế |
Giang mai giai đoạn sớm | – Benzathine penicillin 2.4 triệu đơn vị IM liều duy nhất trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. – Benzathine penicillin 2.4 triệu đơn vị IM. 2 liều một tuần nếu mẹ bắt đầu điều trị ở tam cá nguyệt thứ 3. – Procaine penicillin G 600,000 đơn vị IM mỗi ngày trong 10 ngày. |
– Amoxycillin 500mg uống 4 lần một ngày + probenecid 500 mg uống 4 lần một ngày trong 14 ngày. – Ceftriaxone 500mg IM mỗi ngày trong 10 ngày – Azithromycin 500mg uống mỗi ngày trong 10 ngày – Erythromycin 500mg uống 4 lần một ngày trong 14 ngày. |
Điều trị giang mai ở giai đoạn trễ (dạng tiềm ẩn, biến chứng trên tim mạch, gummata tổn thương da dạng u hạt) | – Benzathine penicillin 2.4 triệu đơn vị IM mỗi tuần trong 2 tuần (3 liều). – Procaine penicillin 600,000 đơn vị IM mỗi ngày trong 17 ngày. |
Amoxycillin 2 g uống 3 lần mỗi ngày + probenicid 500 mg uống 4 lần mỗi ngày trong 28 ngày. |
Điều trị giang mai thần kinh | – Procaine penicillin 1.8–2.4 triệu đơn vị IM mỗi ngày + probenecid 500 mg uống 4 lần một ngày trong 17 ngày. – Benzylpenicillin 3–4 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch mỗi 4 giờ một ngày trong 17 ngày. |
– Amoxycillin 2 g uống 3 lần mỗi ngày + probenecid 500 mg uống 4 lần mỗi ngày trong 28 ngày.- Ceftriaxone 2g IM mỗi ngày trong 10-14 ngày. |
4. Herpes sinh dục
Cả hai loại HSV 1 và 2 có thể gây ra herpes sinh dục. Herpes sinh dục là STI loét phổ biến, sự hiện diện của vết loét sinh dục cũng làm tăng khả năng lây nhiễm HIV.
Rủi ro chính của herpes sinh dục trong thai kỳ là mắc HSV trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc thứ hai gây sẩy thai và sanh non. Trẻ sơ sinh có thể mắc herpes khi người mẹ có HSV ở tam cá nguyệt thứ ba.
Điều trị HSV trong thai kỳ
– Điều trị herpes sinh dục trong thai kỳ cần xác định tuổi thai tại thời điểm nhiễm herpes và phân loại nhiễm herpes mới mắc hay nhiễm herpes tái phát. Tuy nhiên, điều này khó có thể phân biệt trên lâm sàng. Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán cách vài tuần một lần có thể hữu ích để chứng minh sự chuyển đổi huyết thanh (tức là nhiễm trùng trong thời gian gần đây).
– Herpes sinh dục mới mắc trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc tam cá nguyệt thứ hai: nếu mới nhiễm herpes sinh dục trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc thứ hai, có thể gây sẩy thai nhưng không có bằng chứng để kết luận rằng nó gây ra dị tật bẩm sinh. Điều trị acyclovir trong 3-5 ngày để làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh. Mặc dù aciclovir không được chấp thuận để sử dụng trong thai kỳ, nó dường như là tương đối an toàn.
– Sử dụng acyclovir dự phòng từ tuần thứ 36 thai kỳ cần được xem xét để giảm nguy cơ bùng phát HSV tại thời điểm chuyển dạ, cuối cùng là làm giảm nguy cơ mổ lấy thai.
– Herpes sinh dục mới mắc phải trong tam cá nguyệt thứ ba: nguy cơ nhiễm herpes trẻ sơ sinh lớn nhất khi người mẹ nhiễm herpes trong tam cá nguyệt thứ ba. Mẹ mắc herpes nhưng không thể tạo ra kháng thể IgG trước khi sinh và em bé sinh ra mà không có sự bảo vệ của miễn dịch thụ động. Trong trường hợp này, có 30-50% nguy cơ mắc herpes bẩm sinh. Vì vậy, tất cả phụ nữ mới mắc herpes sinh dục tại thời điểm chuyển dạ hoặc trong vòng 6 tuần kể từ ngày dự sanh nên được chọn phương pháp mổ lấy thai. Tuy nhiên, không có thử nghiệm ngẫu nhiên nào được công bố nhằm đánh giá hiệu quả của mổ lấy thai để phòng ngừa herpes sơ sinh.
– Herpes sinh dục tái phát: phụ nữ mang thai tái nhiễm HSV đã mắc phải trước khi mang thai sẽ có kháng thể IgG HSV và truyền các kháng thể này cho thai nhi. Nếu có tổn thương do HSV tại thời điểm sinh con qua ngả âm đạo, nguy cơ herpes ở trẻ sơ sinh là 2-5%. Có một tỷ lệ thấp có thể nhiễm HSV không có triệu chứng và nguy cơ của herpes sơ sinh được báo cáo là 0,02-0,05%. Sử dụng aciclovir liều ức chế HSV nên được xem xét từ 36 tuần cho đến sinh con để ngăn chặn tái phát và từ đó làm giảm nguy cơ phải mổ lấy thai.
Phác đồ khuyến cáo điều trị HSV cho phụ nữ mang thai
Điều trị đợt cấp tính
Acyclovir 400mg uống 3 lần mỗi ngày trong 3-5 ngày
Điều trị ức chế tái phát (từ tuần thứ 36)
Acyclovir 400mg uống 2 lần mỗi ngày cho đến khi sinh con
Chú ý: Khi bạn có vấn đề về bệnh lây truyền qua đường tình dục khi mang thai bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số máy 19006237 để được tư vấn cụ thể.