Trang chủSức khỏe trẻ emXử trí khi trẻ bị hóc dị vật.

Xử trí khi trẻ bị hóc dị vật.

Hóc dị vật được coi là một trong những tai nạn nguy hiểm,nhất là ở trẻ nhỏ.Nếu không biết cách xử trí hoặc xử trí không kịp thời có thể gây tử vong. Do đó,bài viết hôm nay sẽ giúp cho các bậc cha mẹ biết cách để xử trí  khi thấy trẻ bị hóc dị vật.

Nguyên nhân gây nên tình trạng hóc dị vật

Các nguyên nhân dưới đây đều có thể khiến trẻ bị hóc dị vật:

– Cho trẻ ăn không đúng tư thế. Trẻ vừa ăn vừa đùa giỡn,cười đùa hoặc trẻ ăn khi đang khóc ,thậm chí cha mẹ bóp mũi bắt trẻ há miệng và nuốt thức ăn.

-Cho trẻ nhỏ cầm các vật sắc,nhỏ hoặc trẻ chơi đồ chơi nhiều mảnh ghép nhỏ nhưng người lớn không trông coi trẻ

-Cha mẹ làm đồ ăn cho con không cẩn thận, để dính xương cá,hột quả hoặc miếng ăn quá to…

Xử trí khi thấy trẻ bị hóc dị vật.

Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra trong tư thế ngồi hoặc mẹ bồng, tránh đưa tay móc họng trẻ vì trong nhiều trường hợp móc họng trẻ có thể khiến dị vật bị đẩy lùi vào sâu.

Lập tức tiến hành các thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đưa đến bệnh viện như sau:

-Với trẻ dưới 2 tuổi,dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực:

 Cho trẻ nằm sấp trên tay trái người sơ cứu, đầu hướng xuống đất, giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ. Sau đó lật trẻ và quan sát xem trẻ hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra.

Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì tiến hành biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức) 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp. Kiểm tra xem trẻ đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.

-Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng ( phương pháp Heimlich):

+Nếu trẻ còn tỉnh:

Cho trẻ tư thế đứng ,n gười sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần nếu chưa hóc dị vật ra.

+Nếu trẻ hôn mê, bất tỉnh:

Đặt trẻ tư thế nằm ngửa còn người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.

Nếu trẻ hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc trẻ khóc, thở được, hồng hào hơn.

Hóc dị vật có thể gây nguy hiểm cho trẻ,do đó cha mẹ nên dành thời gian để ý tới con, dạy con ăn uống phải tập trung,khi ăn không cười đùa,chạy nhảy cũng như tuyệt đối không để trẻ tự ý đưa bất kì một vật gì đó vào miệng. Cha mẹ cũng cần nắm rõ các thủ thuật can thiệp khi trẻ bị hóc,cần lưu ý rằng dù có sơ cứu và lấy được dị vật ra ngoài,cũng cần cho trẻ tới bệnh viện kiểm tra,đề phòng sót dị vật gây ảnh hưởng tới con.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT