Trang chủSỨC KHỎE TỔNG QUÁTBệnh tiêu hóaXử trí ngộ độc thực phẩm ở trẻ em

Xử trí ngộ độc thực phẩm ở trẻ em

Ngộ độc thức ăn là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng trúng độc, ngộ độc do thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia…Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe, có thể dẫn đến tử. Đặc biệt ngộ độc xảy ra ở trẻ nhỏ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn.

                Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em

Nguyên nhân

Cùng một liều lượng của yếu tố gây độc, trẻ thường bị nặng hơn người lớn do kháng thể của trẻ yếu hơn nên hậu quả của ngộ độc thường rất nặng nề.

Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố vi nấm…). Theo các chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm thì ngộ độc thực phẩm mùa hè thường do thức ăn nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng), vì mùa hè nhiệt độ cao thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Đặc biệt thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng, cá, sữa là các chất giàu đạm, rất dễ trở thành môi trường tốt cho các vi sinh vật, nhất là vi khuẩn gây bệnh phát triển, và khi đó thức ăn đã biến thành chất độc.

Sinh vật truyền nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn khác nhau, vi rus và ký sinh trùng hoặc độc tố, dịch tiết của chúng là nguyên nhân phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm.Các loại vi khuẩn  gây nhiễm khuẩn cho thực phẩm có thể tồn tại ở khắp mọi nơi trong không khí,  đặc biệt khi thời tiết nắng, nóng  hay giao mùa cũng làm các vi khuẩn trong thức ăn phát triển nhanh hơn ngoài ra thì vào các dịp Tết  thì nguy cơ ngộc độc cũng thường xuyên xảy ra

Xử trí khi trẻ bị ngộ độc

Các chuyên gia khuyên, khi trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa. Chăm sóc tại nhà tốt sẽ làm giảm tình trạng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng cho trẻ. Khi trẻ bị nôn, nếu trẻ đang nằm, nghiêng đầu trẻ qua một bên để tránh hít sặc. Cần lưu ý, những lúc trẻ bị nôn và cả lúc đang ngủ. Bởi ở nhiều em bé đang ngủ thiếp đi vì quá mệt cũng bị nôn vọt, và nôn trong tư thế nằm như vậy rất nguy hiểm, có thể bị sặc lên mũi, xuống phổi. Khi trẻ nôn bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.

Bù lượng nước, chất điện giải bị mất cùng với những thay đổi thích hợp trong chế độ ăn sẽ làm giảm các triệu chứng và thúc đẩy sự hồi phục của trẻ. Khi nôn, đi ngoài trẻ mất nước, rối loạn điện giải. Nếu không được bù nước, điện giải bằng oresol trẻ sẽ dần mệt lả, mất nước trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng cần pha oresol theo đúng hướng dẫn, cho trẻ uống từ từ, ít một, không uống quá nhiều cùng 1 lúc. Nếu trẻ bị nôn ngay sau khi uống, cho trẻ tạm nghỉ trong 5-10 phút. Nếu uống oresol theo nguyên tắc ít một nhưng mỗi lần uống bé vẫn bị nôn, đi ngoài quá nhiều thì hãy nhanh chóng đưa trẻ tới viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch.

Tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, không cho trẻ ăn kiêng. Trẻ lớn cho ăn cháo, cơm, súp nghiền để giúp ruột mau hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm hoạt động lại bình thường. Trẻ đang còn bú mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, tăng lượng sữa so với trước khi trẻ ốm. Thông thường trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại sau 24 giờ.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn cần được theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần và tính chất dịch nôn, phân và nước tiểu. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có những dấu hiệu nặng như: nôn nhiều, không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh; trẻ có thêm dấu hiệu khác như sốt cao, phân có máu, trẻ rất khát, đau bụng nhiều, bụng trướng, đau đầu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày.

Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy. Trong nhiều trường hợp, uống thuốc cầm tiêu chảy càng khiến vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn, khiến người bệnh đầy hơi, chướng bụng, đau bụng vô cùng khó chịu. Mọi thuốc cầm tiêu chảy phải có chỉ định bác sĩ.

Cách  phòng tránh

Chế độ ăn uống phòng bệnh dạ dày
Thực phẩm an toàn

Để tránh cho trẻ không bị ngộ độc thực phẩm, tốt nhất là bảo đảm ăn chín, uống sôi. Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ thức ăn lạnh, nhưng không nên để quá 2 giờ. Hâm nóng kỹ lại thức ăn cũ trước khi ăn. Tạo thói quen cho trẻ và người chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn.

Việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm là cả một quá trình từ việc chọn thực phẩm đảm bảo, bảo quản thực phẩm chưa chế biến (đông lạnh, ướp muối…) hoặc đã chế biến (đậy, đằn, hâm, ướp lạnh…) đến quá trình giữ vệ sinh trong khâu chế biến, khi ăn uống cho đến các biện pháp phòng ngừa khi ăn ở ngoài. Trong đó phương châm cần lưu ý là “ăn chín, uống sôi” (ăn, uống thực phẩm đã chín kỹ

Cách hiệu quả hàng đầu để phòng tránh ngộ độc thực phẩm là nên chú ý khi mua thực phẩm cần chọn các thực phẩm tươi sống, tránh dùng thực phẩm kém chất lượng (ôi thiu, ươn…) không dùng thực phẩm đã hết hạn sử dụng (hết đát).Nếu thực phẩm có mùi hôi, nên loại bỏ chúng trước thời hạn

Bảo quản kỹ lưỡng những thực phẩm chưa chế biến.

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách: Các loại vi khuẩn gây hại tiềm ẩn trong thực phẩm sẽ phát tán rất nhanh nếu không được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Thực phẩm sau khi mua khoảng 2 giờ tại các cửa hàng hay siêu thị cần được bảo quản lạnh. Còn nếu ở điều kiện nhiệt độ phòng (khoảng 32 độ C), trong vòng 1 giờ thì các loại thịt nên được bảo quản trong tủ lạnh.

Đối với các loại thực phẩm như thịt, cá, hải sản có thể dự trữ trong ngăn đá của tủ lạnh khoảng 2 ngày, còn đối với thịt bò, thịt bê, thịt cừu thì có thể 3 – 5 ngày

Làm chín thức ăn ở nhiệt độ thích hợp: Các loại thực phẩm cần được nấu chín trước khi ăn để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc. Chỉ ăn, uống thực phẩm đã chín kỹ. Muốn khẳng định chắc chắn xem thực phẩm đó có được nấu chín ở nhiệt độ an toàn hay không, bạn có thể sử dụng nhiệt kế đo độ để kiểm tra. Lời khuyên hữu hiệu là nên ăn ngay sau khi thức ăn được nấu chín

Rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm và thường xuyên giữ sạch tay trong quá trình chế biến, rửa tay sau khi đi vệ sinh. Đây là một biện pháp hữu hiệu đề phòng tránh ngộ độc thực phẩm.Công đoạn rửa tay nên được tiến hành trước và sau khi chuẩn bị món ăn, đặc biệt là đối với những loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trứng và các loại hải sản. Việc này có khả năng ngăn ngừa sự lây lan các vi khuẩn có hại qua đường ăn uống

Khi đi ăn ở ngoài (ăn quán, cơm bụi, hàng rong, qua vặt, ăn chè, sinh tố…ở các quán cóc ven đường) cần chú ý không ăn ở những quán quá ẩm thấp, bụi bẩn, bàn ghế, bát đũa không sạch sẽ. Khi vào quán nên quan sát khu bếp, khu chế biến và nơi bảo quản thực phẩm có đảm bảo vệ sinh, an toàn. Nếu muốn thử một món lạ, nên hỏi rõ thành phần của món ăn, tránh những thứ có thể gây ngộ độc, chọn các món còn nóng. Hãy yêu cầu đổi nếu bạn nhận thấy thức ăn cũ hay nguội. Không nên gọi món sống hoặc tái, các món rau trộn khi đi ăn ở bên ngoài. Dùng đồ uống của các nhà sản xuất có uy tín, nhớ xem kỹ hạn sử dụng trước khi dùng. Nên cảnh giác với các loại rượu dân tộc, rượu ngâm, đồ uống tự chế, không đảm bảo vệ sinh và dễ gây hại cho sức khỏe

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT