Trang chủSức khỏe nam giớiXuất tinh ra máu: Kì 1

Xuất tinh ra máu: Kì 1

Xuất tinh ra máu là tình trạng có máu lẫn trong tinh dịch khi xuất tinh.

1. Đại cương:

Xuất tinh ra máu (Hematospermia hay Hemospermia) là tình trạng có máu lẫn trong tinh dịch khi xuất tinh. Trong trường hợp, tinh dịch không lẫn máu mà chỉ đái ra máu ngay sau khi xuất tinh thì cũng được gọi là xuất tinh ra máu. Chẩn đoán xuất tinh ra máu rất rễ, thường bệnh nhân tự chẩn đoán được trước khi đến với thày thuốc, nhưng chẩn đoán nguyên nhân thì khó khăn hơn nhiều.
Mặc dù rất phổ biến, nhưng do không được chú ý nên tỉ lệ thực của bệnh cho tới nay vẫn còn chưa biết là bao nhiêu. Xuất tinh ra máu phần lớn là lành tính và không rõ nguyên nhân. Nhưng trong một số ít trường hợp, xuất tinh ra máu lại là triệu chứng khởi điểm của một bệnh lý ác tính nào đó thuộc đường tiết niệu.
Thông thường, đối với những người trẻ dưới 40 tuổi, bệnh thường lành tính nhưng đối với người có tuổi phải cảnh giác vì đây có thể là triệu chứng của bệnh lý ác tính.
Mặc dù, phần lớn là lành tính nhưng xuất tinh ra máu là một nỗi kinh hoàng đối với người bệnh, làm ảnh hưởng dến đời sống tinh thần của họ.
Xuất tinh ra máu đã được biết đến từ hàng thế kỷ nay. Người ta đã tìm thấy những tài liệu mô tả về xuất tihn ra máu từ thời Hippocrates, Galen, Pare, Morgagni và Fournier. Bài báo đầu tiên thông báo về xuất tinh ra máu được đăng tải lần đầu tiên vào năm 1894 tại Mỹ. Kể từ đó đã có rất nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu về vấn đề này như Fletcher, Leary, và Marshall.
Ngày nay, nhờ sự ra đời của nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại nên việc chẩn đoán nguyên nhân và điều trị có nhiều thuận lợi hơn.

2. Giải phẫu tuyến sinh dục phụ của nam giới

Túi tinh (seminal vesicle):

Ở người túi tinh là một cơ quan đôi, dạng túi dẹt kéo dài và phụ thuộc androgen. Hai túi tinh nằm ở đỉnh của tiền liệt tuyến, phía sau bàng quang.
Trên bình diện giải phẫu theo mặt cắt đứng dọc và mặt cắt ngang, ở phía trên hai túi tinh toả ra hai bên nhưng ở phía dưới chúng lại có xu hướng tụm về trung tâm. Túi tinh có chức năng sản xuất và lưu chứa tinh dịch là yếu tố rất cần thiết cho quá trình sinh sản của nam giới.
Bằng siêu âm qua trực tràng với đầu dò có tần số hợp lý (7- 7,5 Hz), người ta có thể thăm dò rất tốt hình thái cũng như giải phẫu của túi tinh.
Bình thường ở trạng thái xẹp trung tâm túi tinh đồng nhất với các vùng tăng âm tương ứng với các nếp niêm mạc biểu mô bài tiết, ở trạng thái căng thành túi tinh gồm hai lớp rõ ràng.
Kích thước của túi tinh như sau, chiều rộng khoảng 3- 15 mm, chiều dài khoảng 15 – 46 mm và thể tích khoảng 13,7 – 3,7 mL. Kích thước của túi tinh bị ảnh hưởng nhiều bởi tuổi và mức độ phì đại tuyến tiền liệt chứ không thay đổi nhiều theo trạng thái xuất tinh.

Ông dẫn tinh (vas deferens) :

Hai ống dẫn tinh hoạt động giống như các ống dẫn có nhiệm vụ vận chuyển tinh trùng từ mào tinh qua bóng ống dẫn tinh đổ vào ống phóng tinh.
Bình thường đường kính của ống dẫn tinh từ 3 – 5 mm.

Bóng ống dẫn tinh (ampullary ductus )

Bóng ống dẫn tinh là chỗ phình ra của hai ống dẫn tinh, nằm giữa hai túi tinh và được quan sát rất rõ qua siêu âm trực tràng.
Đường kính của bóng ống dẫn tinh khoảng 2- 6 mm.

Ống phóng tinh (ejaculatory duct)

Ống phóng tinh là đoạn nối giữa túi tinh và bóng ống dẫn tinh. Ống chạy qua tiền liệt tuyến đổ vào niệu đạo tại ụ núi (verumontanum). Điểm nối giữa túi tinh và ống phóng tinh nằm ở trong tiền liệt tuyến.
Bình thường rất khó quan sát thấy ống phóng tinh kể. Nếu quan sát thấy thì đường kính của nó < 1 mm. Nhưng điểm nối giữa ống phóng tinh và ụ núi (verumontanum) lại thường dễ dàng được phát hiện trên siêu âm bằng một điểm giảm tỉ trọng (echodensities) trong niệu đạo. Đây là một mốc giải phẫu quan trọng và và được coi là nơi đổ vào của các tuyến bài tiết xung quanh ụ núi.

Giới hạn bình thường của một số cấu trúc sinh dục phụ của nam giới qua siêu âm trực tràng

Đường kính của các ống dẫn tinh : 3 – 5 mm

Đường kính bóng ống dẫn tinh: 2 – 6 mm

Chiều rộng của túi tinh: 3 – 15 mm

Chiều dài của túi tinh: 14 – 46 mm

Đường kính của ống phóng tinh: 0 – 1 mm

2. Các yếu tố dịch tễ và nguyên nhân.

Các yếu tố như chấn thương, nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu hay tăng huyết áp là các yếu tố dịch tễ rất có giá trị để khu trú chẩn đoán.
Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi, kéo dài dai dẳng từ một tháng đến hai năm. Bệnh biểu hiện bằng nhiều đợt xuất tinh ra máu, mỗi đợt có thể kéo dài từ 1 tuần đến vài tháng. Mặc dù chưa có khái niệm về xuất tinh ra máu mạn tính nhưng nếu tình trạng kéo dài trên 10 tuần thì cần phải có những thăm dò can thiệp thích hợp để tìm ra nguyên nhân.
Hơn một nửa các trường hợp không thấy nguyên nhân, số còn lại thường gặp các nguyên nhân như sau:

Các nguyên nhân liên quan tới tiền liệt tuyến:

Sau sinh thiết tiền liệt tuyến: đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Tỉ lệ xuất tinh ra máu sau sinh thiết tiền liệt tuyến thay đổi từ 9- 45%. Tuy nhiên, tình trạng này thường tự khỏi sau một tháng.
Viêm tiền liệt tuyến: mặc dù chưa có một nghiên cứu về sự phối hợp của viêm tiền liệt tuyến với xuất tinh ra máu nhưng người ta vẫn tin rằng viêm tiền liệt tuyến là nguyên nhân của xuất tinh ra máu trong khoảng 30% các trường hợp.
Ung thư tiền liệt tuyến: ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân của xuất tinh ra máu trong khoảng 2% các trường hợp.
Giãn mao mạch và giãn tĩnh mạch tiền liệt tuyến (prostatic telangiectasia and varice) cũng là nguyên nhân tương đối phổ biến .
Vôi hóa tiền liệt tuyến cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng. Trong một nghiên cứu gồm 52 người, Etherington và CS thấy phần lớn trong số họ đều có vôi hóa tiền liệt tuyến.

Các nguyên nhân liên quan đến niệu đạo:

Viêm niệu đạo là một trong các nguyên nhân hay gặp ở những người trẻ khoảng 7%, tiếp theo là các tổn thương khác như; nang niệu đạo, polýp niệu đạo khoảng 20%, condyloma khoảng 1,5%, và hẹp niệu đạo khoảng 1,5%.

Các nguyên nhân liên quan tới túi tinh:

Các loại nang túi tinh mắc phải hay bẩm sinh được coi là nguyên nhân của xuất tinh ra máu.
Các viêm nhiễm ở túi tinh được coi là nguyên nhân hàng đầu của xuất tinh ra máu nó chiếm khoảng 40%. Các tác nhân gây viêm thường gặp là trực khuẩn lao, HIV, cytomegalo virus, schistosomiasis và giun chỉ, chlamydia, ecoli. Trong đó lao là nguyên nhân hay gặp nhất chiếm khoảng 14%.

Các nguyên nhân chấn thương:

Các chấn thương như đặt ống thông niệu đạo, chấn thương tinh hoàn, chấn thương do sinh thiết tiền liệt tuyến qua trực tràng.

Các bệnh lý toàn thân:

Tăng huyết áp, bệnh gan mạn, u bạch huyết, amyloidosis và bệnh ưa chảy máu

Lưu ý: Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề sức khỏe hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 19006237 để nhận được sự tư vấn cần thiết.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT