Trang chủBỆNH CƠ XƯƠNG KHỚPNguyên nhân và triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm.

Nguyên nhân và triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm.

Rối loạn khớp thái dương hàm là bệnh lí rất thường gặp,do nhiều nguyên nhân gây nên.Bệnh đôi khi chỉ có những biểu hiện thoáng qua,có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên một vài trường hợp lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng sống,cần được theo dõi và điều trị tích cực.

Nguyên nhân gây bệnh.

Rối loạn khớp thái dương hàm hay xảy ra ở người trong độ tuổi trung niên,đặc biệt là phụ nữ từ 30-50 tuổi.Các nguyên nhân có thể gây rối loạn khớp thái dương hàm đó là:

-Biến dạng bẩm sinh xương mặt ảnh hưởng đến hoạt động của hàm hoặc răng. Những yếu tố bất thường về răng như răng xô lệch, mất răng, hàn răng hay làm răng không đúng kỹ thuật,…

– Chấn thương quai hàm như tai nạn, bị đánh, mở miệng quá to…

– Do thói quen, tật xấu: nghiến răng, siết răng,mài răng vào nhau, kẹp đồ vào cổ thường xuyên…khiến cơ khớp thái dương hàm bị mỏi do làm việc quá sức.

– Tâm lý bất ổn: stress, căng thẳng, lo âu, mệt mỏi…

– Do các bệnh lý cơ thể : Những người có viêm khớp dạng thấp, đau xơ cơ, hội chứng mệt mỏi mãn tính hoặc rối loạn giấc ngủ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.

 rối loạn khớp thái dương hàm.
rối loạn khớp thái dương hàm.

Biểu hiện triệu chứng giúp nhận biết bệnh.

Các dấu hiệu và triệu chứng chủ yếu của rối loạn khớp thái dương hàm là đau và loạn năng.

-Biểu hiện đau:

Đau có thể xuất hiện ở thái dương hàm,ở các cơ nhai hoặc ở các nơi xa hơn vùng hàm mặt như ở cổ hoặc vai…

+Đau ở khớp thái dương hàm: Đau ở vùng trước tai (ngay vị trí của khớp),thường đau ở một bên, có thể đau cả hai bên. Khi hàm dưới vận động, đau tăng lên. Khi hàm dưới được nghỉ ngơi, cơn đau nhanh chóng giảm hoặc biến mất. Nếu có tình trạng viêm, có thể đau liên tục, đau ngay cả khi không vận động hàm.

+ Đau ở cơ:

Biểu hiện ở nhiều mức độ, thay đổi từ cảm giác khó chịu, căng cơ, mỏi cơ cho đến cảm giác đau thật sự,đôi khi trong một thời gian dài chỉ có biểu hiện của sự căng hay mỏi cơ mà không có đau. Đau thường ở một bên, ít khi đau cả hai bên,có thể đau ở một hoặc nhiều cơ. Thường đau nhiều vào buổi sáng khi thức dậy, kèm theo há miệng hạn chế, đặc biệt xuất hiện ở những người có nghiến răng về đêm.

Đôi khi bệnh nhân có cảm giác mỏi và đau ở vùng vai gáy (thường một bên) do co thắt cơ thang. Đau khu trú ở vùng cổ sau, vùng cổ bên và ở sau vai, cũng có thể lan đến mặt sau hoặc mặt trước cánh tay.

-Tình trạng loạn năng :

Là sự rối loạn vận động chức năng của khớp thái dương hàm hay của các cơ hàm được thể hiện qua các dấu hiệu: tiếng kêu ở khớp, giới hạn vận động hàm dưới, lệch hàm khi há miệng.

+Tiếng kêu ở khớp thái dương hàm :Có thể chỉ là tiếng lụp cụp ngắn gọn,cường độ có thể thay đổi từ mức độ kêu nhỏ (chỉ cảm nhận được bằng tay hơn là nghe thấy) cho đến tiếng kêu “pop” hay “cắc” rất lớn có thể nghe thấy được từ xa. Một vài trường hợp xuất hiện tiếng lạo xạo gồm nhiều tiếng kêu nhỏ, kéo dài trong suốt vận động, thường được mô tả như tiếng bước chân đi trên sỏi.

+ Giới hạn vận động hàm: Bệnh nhân cảm thấy khó khăn trong khi thực hiện các vận động bình thường của hàm dưới như há, đưa hàm sang bên (trong khi nhai) hoặc đưa hàm ra trước (để cắn xé thức ăn).

+Lệch hàm khi há miệng:

Có hai kiểu lệch hàm chủ yếu là há miệng zig zag và há miệng lệch hẳn một bên.

Há miệng zig zag là có sự lệch hàm dưới sang một bên khi há, nhưng khi tiếp tục há cho đến khi há tối đa, há dưới trở về lại đường giữa. Còn há miệng lệch hẳn về một bên thì hàm dưới lệch hẳn về một bên khi há và càng há càng lệch.

 -Các biểu hiện khác:

Có thể gặp như đau trong tai, ù tai, giảm thính lực, rối loạn thăng bằng, tuyến nước bọt dưới hàm có thể sưng một bên, mũi – hầu có cảm giác nóng bỏng, châm chích…, chảy nước mắt, đau sau hốc mắt…. Tuy nhiên các biểu hiện trên hay gặp ở những bệnh nhân có vấn đề về tâm lý nhiều hơn như lo âu, xúc cảm, thần kinh không ổn định, rối loạn thần kinh thực vật…

Trong một số trường hợp, các triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm có thể tự cải thiện mà không cần điều trị.Tuy nhiên không nên chủ quan,nếu thấy các triệu chứng nặng thêm hoặc kéo dài cần được thăm khám bác sĩ và có chỉ định phù hợp. 

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

PHỔ BIẾN NHẤT