Bệnh Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric, dẫn đến lắng đọng các tinh thể Monosudim ở tổ chức (bao hoạt dịch và tổ chức quanh khớp, ống thận và nhu mô thận), thường khởi phát ở nam giới độ tuổi từ 40-60 tuổi và ở nữ giới sau mãn kinh. Tần suất xuất hiện của bệnh Gout tăng đáng kể theo tuổi và tương quan với sự gia tăng của nồng độ acid uric huyết thanh.
Phân loại bệnh Gout
–Gout nguyên phát: Chiếm đa số các trường hợp, chưa rõ nguyên nhân. Thường gặp ở nam giới tuổi trung niên có thói quen uống nhiều rượu bia và ăn nhiều thức ăn chứa Purine.
–Gout thứ phát: Hậu quả của tăng acid uric máu do những nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric máu hoặc giảm thải qua thận hoặc cả hai.
–Gout bẩm sinh: Là bệnh di truyền do bất thường về gen.
Yếu tố nguy cơ của bệnh Gout
Nam giới trung niên hoặc nữ sau mãn kinh, uống nhiều rượu bia, béo phì, hội chứng chuyển hóa, tăng acid uric kéo dài, tiền sử gia đình có người mắc bệnh Gout hoặc sử dụng lâu dài các loại thuốc làm tăng acid uric máu.
Triệu chứng bệnh Gout
-Cơn điển hình:
+Khoảng 80-90% sẽ xảy ra ở một khớp và thường gặp nhất là khớp ngón chân, kế tiếp là các khớp khác như mu bàn chân, cổ chân, gót chân, gối, cổ tay,ngón tay, khuỷu tay…
+Yếu tố khởi phát: Cơn thường xuyên xuất hiện tự phát hoặc sau các bữa ăn nhiều Protid, gắng sức, căng thẳng, nhiễm lạnh, chấn thương…đặc biệt là sau khi uống rượu bia.
+Triệu chứng đầu tiên: Cảm giác tê, ngứa, dị cảm hoặc cứng khớp ở ngón chân cái hoặc tại các khớp bị viêm sau đó.
+Tính chất: Đa số các cơn Gout cấp đều khởi phát đột ngột vào ban đêm, và tại chỗ khớp viêm biểu hiện là sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động.
+Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, ăn kém, sốt cao lạnh run…
-Cơn không điển hình: Biểu hiện viêm nhiều khớp cấp tính, không đối xứng, thường ở chi dưới, biểu hiện viêm khớp bán cấp tính, tính chất viêm không dữ dội.
Là hậu quả của tình trạng mất cân bằng mạn tính giữa sự đào thải và sản xuất acid uric dẫn đến sự dư thừa quá mức và lắng đọng các tinh thể urat trong khớp, màng hoạt dịch, gân cơ…với biểu hiện hạt Tophi, viêm khớp mạn tính do lắng đọng tinh thể urat, bệnh thận do tăng acid uric (sỏi thận, suy thận)
Điều trị bệnh Gout
–Điều trị đợt Gout cấp: Nguyên tắc điều trị sớm, nhanh, mạnh và ngắn.
-Điều trị hạ acid uric máu: Bắt đầu liều thấp, Tăng liều dần và sử dụng liên tục, lâu dài:
-Thay đổi lối sống và điều trị một số bệnh kèm theo:
-Sinh hoạt: Trong giai đoạn khớp đang viêm cấp nên để cho khớp nghỉ ngơi, hạn chế vận động. Qua đợt cấp bệnh nhân sinh hoạt điều độ, tránh stress, tập thể dục đều đặn, duy trì BMI trong giới hạn bình thường.
-Chế độ ăn uống: Hạn chế thức ăn chứa nhiều Purine như phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ, hải sản. Đặc biệt nên tránh sử dụng rượu bia, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước khoáng có kiềm.
-Tránh dùng một số thuốc có thể làm tăng acid uric máu như lợi tiểu, asperin liều thấp, corticoid kéo dài…
-Điều trị các bệnh kèm theo như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường…
-Điều trị hỗ trợ trong trường hợp viêm khớp gout mạn:
-Chống thoái hóa khớp ( như glucosamin, diacerin, acid hyaluronic) kết hợp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
–Cắt bỏ hạt Tophi chỉ khi hạt Tophi lớn ảnh hưởng đến chức năng vận động, bị rò mạn tính hoặc vì lý do thẩm mỹ.
>>>Để có thêm những thông tin bổ ích, mọi người có thể tham khảo : Tác dụng tuyệt vời của colchicine với bệnh nhân Gout , Bệnh Gout và các phòng tránh